Mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy máy bay chở khách chuyển sang chở hàng kéo theo giá cước bị đẩy lên trông thấy, các hãng hàng không vẫn tiếp tục gia tăng năng lực chở hàng.
Ví dụ, hãng hàng không American Airlines đã bắt đầu mở rộng lịch bay cho các chuyến bay chở hàng từ 40 chuyến lên 70 chuyến/tuần. Họ đã bổ sung thêm Hồng Kông (nhằm phục vụ các chuyến bay từ Dallas / Fort Worth), Bắc Kinh, San Juan và một số điểm đến ở châu Âu như Paris và Rome.
Và trong khi những người tham gia sớm đang tăng cường hoạt động, những người chơi mới đang bước vào cuộc cạnh tranh, chẳng hạn như LATAM và Avianca, cả hai đã triển khai các chuyến bay chở hàng bụng đến Trung Quốc.
Trong khi những hãng bay đi đầu xu hướng đang tăng cường hoạt động, các hãng hàng không theo sau cũng đã bắt đầu cuộc đua, điển hình như LATAM và AVIANCA, cả hai đã triển khai các chuyến bay “Belly” đến Trung Quốc.
Belly flight: Chuyến bay chở hàng bằng tàu bay chở khách
Đa phần, các chuyến bay chuyên chở thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) đến thị trường quê nhà, nhưng ngày càng nhiều hãng hàng không đã có những tham vọng vượt ra khỏi những mục đích đơn thuần này.
Tim Strauss, phó chủ tịch của Air Canada cho biết: “Chúng tôi đã ký những hợp đồng có thời hạn 3-6 tháng để phục vụ các mặt hàng không phải thiết bị bảo vệ cá nhân”.
Các thỏa thuận như vậy chỉ ra rằng việc sử dụng máy bay chở khách để chở hàng đã phát triển và quan trọng hơn cả các chuyến bay Charter. Hãng hàng không Emirates đã vận hành gần 100 chuyến bay hàng ngày tới 65 sân bay trên toàn cầu vào đầu tháng 5 và tiếp tục thêm 10 điểm đến khác vào hồi giữa tháng.
Hãng hàng không Air Canada hiện triển khai gần 100 chuyến bay kết hợp giữa cả Boeing B777 và Airbus A330 đã loại bỏ ghế hành khách để tăng tải. Trong khi nhiều hãng hàng không vận chuyển một số loại hàng (chủ yếu là PPE) sẽ xếp hàng trên ghế và khoang hành lý xách tay thì các hãng tàu khác vẫn phỏng theo mô hình của Air Canada, loại bỏ ghế ngồi để tối ưu hóa khả năng đóng hàng. Điển hình như hãng hàng không Thụy Điển, toàn bộ hàng ghế của bốn tàu bay B777.
Tuy nhiên, sự phổ biến của phương thức vận hành này có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cước vận chuyển.
“Đối với phương thức vận chuyển bằng đường hàng không, việc sử dụng tàu chở khách để chở hàng giúp ổn định giá cước vận tải trong thời điểm nhu cầu về các mặt hàng PPE tăng đột ngột” bình luận của Freightos. “Sau khi liên tục tăng 25% qua từng tuần thì hiện tại giá cước xuất khẩu từ Trung Quốc dường như đã ổn định ở mức 14-15 USD/kg, từ mức giá cước trước đó là dưới 3 USD/kg”.
Một vài hãng hàng không đã sụp đổ bởi tác động của đại dịch. Hãng hàng không hành khách giá rẻ Flybe là trường hợp đầu tiên, tiếp theo là các hãng tàu gom hàng của Mỹ là Trans States Airlines và Compass Airlines (cả hai thuộc sở hữu của Trans States Holdings), Virgin Australia và Avianca đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 11 tháng 5.
Một số hãng hàng không lớn khác cũng có nguy cơ bị đốn gục. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NBC, Dave Calhoun nói rằng rất có khả năng hãng hàng không lớn của Mỹ sẽ phải dừng lại. Lời chia sẻ của Giám đốc điều hành Boeing đã khiến nhiều người suy đoán về hãng tàu nào là hãng tàu mà Dave Calhoun đề cập đến. Phát ngôn viên của Boeing nhận xét rằng ông Calhoun đã nói về nguy cơ chung trong toàn ngành, chứ không phải về một hãng hàng không cụ thể nào.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng American Airlines là hãng vận tải sẽ đối mặt với rắc rối. Hãng hàng không này đã lỗ ròng 2,2 tỷ đô la trong quý đầu tiên – tệ hơn cả khoản lỗ 1,7 tỷ đô la của United Airlines và 534 triệu đô la của Delta Airlines. American Airlines có khoản nợ lớn nhất với 33,4 tỷ đô la ở thời điểm hiện tại và không có một sự đảm bảo nào cho việc khoản nợ này chỉ dừng lại ở mức 2 con số. Một số học giả dự kiến khoản nợ này sẽ tiếp tục tăng thêm hơn 40 tỷ đô la tính tới cuối năm nay.
American airline hiện đang tiêu tốn khoảng 70 triệu đô la mỗi ngày và con số mà ban lãnh đạo mong muốn trong tháng 6 là 50 triệu đô la. Tổng số tiền có tính thanh khoản cao của hãng hàng không này là 11 triệu đô la trong đó 10,6 tỷ đô la từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ chủ yếu nhằm giữ lại việc làm cho nhân viên.
Stan Wraight, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Strategic Aviation Solutions International đồng ý rằng American đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng nhưng ông không chắc rằng họ sẽ sụp đổ. Một kịch bản tích cực có thể xảy ra là Qatar Airways có thể trở thành 1 cổ đông nhỏ của American vì trước đó họ đã cố gắng theo đuổi cổ phần của hãng hàng không này trong quá khứ.
Phần lớn hàng hóa của American được vận chuyển qua Bắc Đại Tây Dương. Với mức giá hiện tại khoảng 7,50USD/kg sang bờ Tây thì vận hành một tàu bay B777 với toàn bộ khoang hành khách được sử dụng để chứa hàng là một điều hoàn toàn khả thi, Wraight chia sẻ. Ông cũng cho rằng Mỹ sẽ có nhu cầu nhập khẩu PPE dài hạn hơn nên giá cước vận chuyển sẽ được giữ lại tương đối cao.
Trong bối cảnh gánh nặng nợ nần, hội đồng quản trị American American vẫn khuyến khích tiếp tục vận hành nếu như họ không làm giả số liệu để tạo ra bảng cân đối kế toán hoàn hảo. Đối với Air Canada Cargo, đây không phải là một lựa chọn, theo ông Strauss.
“Chúng tôi bắt buộc phải tạo ra lợi nhuận trên mỗi chuyến bay. Chúng tôi không có tiền để đốt trong cuộc chiến giá cước này.”
Hiện tại, mỗi ngày hãng tàu Canada đang tiêu tốn 22 triệu đô la Canada (15,99 triệu đô la Mỹ). Một kế hoạch mà họ đưa ra để khắc phục vấn đề này là sa thải 20.000 trong số 38.000 nhân viên của họ vào tháng tới.
Việc một hãng hàng không có tình hình hoạt động tốt như vậy vẫn cần phải cắt giảm mạnh cho thấy nhiều đối thủ của họ có những biện pháp cấp bách hơn để duy trì dòng tiền, chủ yếu là lợi nhuận.
Biên dịch: September