Căng thẳng thương mại giữa EU và Trung Quốc
Gần đây, căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và EU được nhận định đã được đẩy lên cao trào hơn từ thông báo tăng thuế đối xe điện Trung Quốc xuất khẩu vào các nước Châu Âu. Cụ thể, theo Ủy ban châu Âu (EC), từ ngày 4/7/2024, thuế nhập khẩu tạm thời đối với xe điện “made in China” sẽ tăng thêm từ 17,4-38,1%, với lý do trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp xe điện gây ra sự bất công đối với các nhà sản xuất EU. Điều này có nghĩa là, sau khi cộng với mức thuế 10% hiện tại, một số mẫu xe điện của Trung Quốc sẽ phải trả gần 50% thuế để nhập khẩu vào EU.
Ngay sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đáp trả bằng cách mở cuộc điều tra kéo dài 1 năm, với nhằm chống bán phá giá đối với thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn nhập khẩu từ EU. Đồng thời, cơ quan này cũng cho biết, trong thời hạn điều tra, Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với thịt lợn nhập khẩu từ Liên minh châu Âu.
Đáng chú ý, theo Bloomberg, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã gửi thư cảnh cáo đến Cao ủy Thương mại EU, rằng các biện pháp trả đũa của Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại tại hàng hóa nông nghiệp, mà còn cả công nghiệp hàng không của khu vực này.
Ảnh hưởng và phản ứng của các doanh nghiệp EU
Nhìn chung, một cuộc chiến thương mại sẽ chỉ gây thiệt hại lớn cho cả hai siêu cường thương mại của thế giới. Vậy nên, những động thái kể trên đang đặt ra nhiều thách thức có thể làm gián đoạn luồng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn, khiến cho nhiều doanh nghiệp của cả hai nước cảm thấy lo ngại, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không.
Đối với Airbus, doanh nghiệp cho biết họ hy vọng hoạt động kinh doanh của công ty tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ không chịu nhiều tác động bởi những động thái vừa qua. Trước đó, nhờ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Airbus đang chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Boeing đến từ Hoa Kỳ Hiện nay, Airbus Helicopters và Airbus đang hợp tác rất nhiều với Trung Quốc. Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc và Airbus đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác hàng không, đồng thời, hai bên cũng đang xem xét một thỏa thuận lịch sử với số lượng máy bay đặt hàng có thể lên tới 750 chiếc. Vậy nên, đứng trước tình hình mới, khả năng phục hồi của các công ty toàn cầu như Airbus đã sụt giảm hẳn. Hãng đang hợp tác với nhiều khách hàng trên toàn cầu, do đó các biện pháp thuế quan thương mại có thể làm tăng độ phức tạp và chi phí cho chuỗi cung ứng lẫn các khách hàng của Airbus.
Trúc Quỳnh