Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đang chú ý tới việc bổ sung thêm máy bay vào đội tàu bay. Mong muốn này được ông Dương Trí Thành – Giám đốc điều hành của hãng hàng không chia sẻ vào tuần trước. Mặc dù Vietnam Airlines đang vật lộn do tác động bởi Covid-19 nhưng vị CEO vẫn nhìn thấy cơ hội giữa cuộc khủng hoảng của ngành hàng không.
Tiếp tục tiến lên phía trước mặc dù tổn thất tài chính nặng nề
Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất và tự hào có một số tuyến bay nội địa bận rộn nhất thế giới. Tuy nhiên Tổng cục Hàng không Việt Nam dự tính các hãng hàng không sẽ thiệt hại hàng trăm triệu đô la. Trong quý đầu tiên Vietnam Airlines đã thiệt hại 110 triệu đô la và đang báo trước khoản lỗ 843 triệu đô la cho cả năm 2020.
Dương Trí Thành cho rằng sẽ mất tới năm năm để thị trường hàng không trở lại bình thường tại Việt Nam. Mọi người sẽ nghĩ đây là thời điểm tốt để Vietnam Airlines cắt lỗ và giảm chi phí nhưng CEO của hãng lại muốn làm điều ngược lại.
Vị CEO cho biết “Đây là thời điểm tốt để đầu tư vào đội tàu bay”. Ông ấy muốn nắm bắt lấy cơ hội ngay sau khi hoạt động hàng không trở lại bình thường. Theo báo cáo trên VietnamNet, ông Dương Trí Thành đề xuất mua thêm 50 máy bay với chi phí xấp xỉ 3,8 tỷ USD.
Với sự bổ sung thêm 50 máy bay này, đội tàu bay của Vietnam Airlines sẽ tăng thêm 50% số lượng máy bay từ 103 lên 153 chiếc. CEO cho rằng thời gian chờ để có đưuọc một chiếc máy bay mới được rút ngắn đáng kể vì các hãng hàng không khác hủy đơn hàng nên các hãng sản xuất máy bay tập trung phần lớn nguồn lực cho các đơn hàng của Vietnam Airlines. Hơn nữa, do nhu cầu trong thười điểm hiện tại tương đối thấp nên các nhà sản xuất máy bay lớn thường giảm giá sâu cho những khách hàng tiềm năng như Vietnam Airlines.
Tăng trưởng trong ngành đang tạm dừng
Hãng hàng không có vốn nhà nước bị đe dọa bởi các đối thủ mới nổi trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng. Ngành hàng không Việt Nam Việt Nam đã phát triển mạnh trong suốt thập kỷ qua với mức tăng trưởng hai con số hàng năm. Ngoài Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO), và Bamboo Airways đều đang càn quét thị trường hàng không trên toàn quốc. Nhưng đại dịch đã khiến sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bị giảm mạnh trong thời điểm thị trường Việt Nam đang bùng nổ mạnh trong năm nay.
Ngành hàng không dự kiến là một thị trường “đại dương đỏ” trong vài năm tới nên Chính phủ đã dừng quá trình phê duyệt cho các hãng hàng không mới trong đó có 3 hãng hàng không đang chờ để được tham gia vào thị trường sôi động này. Hành động này của Chính phủ giúp cho ngành hàng không có nhiều khoảng không trống hơn và mọi thứ được vận hành chậm lại. Các chuyến bay nội địa ở Việt Nam đã hoạt động trở lại vào giữa tháng Năm và dần dần mở rông thêm các dịch vụ.
Những quyết định nhằm ổn định thị trường hàng không Việt Nam
Lập luận tăng trưởng thần tốc của ông Dương Trí Thành có thể đi ngược lại với những lẽ phải thông thường của quy luật kinh tế, ông ấy không thể có đủ tiền đầu tư để trở nên độc tôn trong một thị trường có rất nhiều những tân binh muốn được tham gia vào cuộc cạnh tranh. Thị trường đó sẽ còn khốc liệt hơn nữa khi Chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa để cho các hãng bay mới được phép hoạt động.
Các đối thủ cạnh tranh mới nổi trong nước như Bamboo Airways đang gặp những vấn đề của riêng họ nhưng hãng bay này cũng kiên quyết sẽ đẩy mạnh kế hoạch bổ sung 40 máy bay vào cuối năm 2020 và chiếm 30% thị phần hàng không tại Việt Nam.
Các đối thủ như Bamboo Airways nhảy vào trược tiếp cạnh tranh với hãng hàng không quốc gia cho thấy đây không phải là một thị trường độc tôc cho những hàng hàng không lớn. Các hãng bay nhỏ lẻ phát triển rất nhanh trong những thị trường ngách, nơi mà hãng vận tải lớn thuộc sở hữu của chính phủ không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Thúc đẩy sự phát triển của hãng hàng không và giữ vững lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh như Bamboo Airways chỉ là hai lý do tại sao ông Dương Trí Thành có thể nghĩ đây là thời điểm tuyệt vời để đầu tư thêm tàu bay mới.
Biên dịch: September