- Nhu cầu không ổn định
Những nhà cung ứng các sản phẩm như kem chống nắng, ô, kem đều đối mặt với những yếu tố bất ổn về nhu cầu do tính chất phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
Ngoài ra, trong trường hợp một sản phẩm vừa mới ra lò, hoặc sản phẩm đột nhiên được nhiều người quan tâm do xuất hiện trong các sự kiện nổi tiếng như World Cup, các cuộc thi hoa hậu hay được sử dụng và giới thiệu bởi một người nổi tiếng.
Do đó, việc lưu trữ hàng hóa trong kho hàng sẽ đảm bảo công ty đáp ứng được nhu cầu tăng lên đột biến, hay còn gọi là “safety stock”.
- Chi phí cơ hội giữa quyết định thu mua lượng hàng/nguyên vật liệu lớn và giảm thiểu chi phí vận chuyển
Nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giảm thiểu chi phí cho mỗi đơn vị hàng hóa bằng việc mua một khối lượng lớn hàng (hay còn gọi là “lợi ích kinh tế theo quy mô”). Tuy nhiên, chiến lược này sẽ khiến chi phí kho bãi phát sinh do cần thêm diện tích kho để lưu trữ đủ lượng hàng hóa mua thêm.
Cách thức này nhiều khả năng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, nế như lượng hàng mua thêm không được tiêu thụ. Trong trường hợp này, bộ phận thu mua cần phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng chi phí trọn đời (whole-life cost) cho việc sở hữu lượng hàng thêm đó. Chi phí này sẽ bao gồm: Chi phí kho bãi và xử lý hàng hóa trong kho; chi phí đối với hàng hết hạn, chi phí hàng hỏng hóc, chi phí thanh lý, chi phí chiết khấu bán hàng,…
Do đó, nếu muốn lựa chọn chiến lược mua hàng số lượng lớn, doanh nghiệp phải đảm bảo lượng hàng đó được bán hết trong một khoảng thời gian hợp lý.
- Khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng
Nếu như nhà máy sản xuất và cửa hàng phân phối/người tiêu dùng cuối cùng nằm cách xa nhau, thì đòi hỏi phải có nhà kho lưu trữ thành phẩm ở khu vực gần với cửa hàng/tệp khách hàng mục tiêu.
- Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất
Thực tế, nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất trong một thời gian ngắn vì các lý do như: kỳ nghỉ, bảo trì hệ thống, kiểm hàng hoặc dịch bệnh,…. Do đó, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, bán buôn đểu cần lưu trữ đủ lượng hàng hóa để tránh trường hợp hàng bị hết trong quá trình chuỗi sản xuất ngưng trệ.
Doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải lưu trữ nguyên liệu đầu vào đủ để duy trì quá trình sản xuất liên tục, giảm thiểu rủi ro khi nhà cung ứng gặp vấn đề.
- Mặt hàng theo mùa vụ
Nhu cầu của một số mặt hàng sẽ tăng đột biến theo mùa vụ hoặc theo các ngày lễ như Valentine, Tết, Ngày quốc khánh,…
Dưới đây là ví dụ đối với mặt hàng sô-cô-la với lượng lưu trữ tăng mạnh từ 500 pallet lên đến 10,000 pallet trong dịp lễ Phục Sinh ở Mỹ.
- Lưu trữ hàng để đầu tư
Nhiều hàng hóa sẽ tăng giá trị theo thời gian như rượu vang, xì gà, đá quý, đồ cổ,… Vì vậy, doanh nghiệp sẽ có xu hướng lưu trữ các hàng hóa này trong một thời gian dài.
Nguồn tham khảo: Warehouse Management: A complete guide to improving efficiency and minimizing costs in the modern warehouse, 3rd Edition, 2017, Gwynne Richards