Xuất nhập khẩu đều bị trì trệ
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang đối mặt với tình hình suy yếu về xuất nhập khẩu trong tháng 5 khi ý kiến của 26 nhà kinh tế trên toàn thế giới đều cho thấy hàng hóa nhập khẩu có thể giảm 8.0% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cũng được dự đoán giảm 0.4%. Điều này phản ánh nhu cầu đã sụt giảm đối với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Mặt khác, do Trung Quốc thường nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất xuất khẩu, vậy nên lượng cầu hàng hóa giảm cũng kéo theo hiệu suất nhập khẩu đáng thất vọng.
Trong đó, lượng cầu cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc phần lớn xuất phát từ các đơn đặt hàng chưa hoàn thành bởi sự gián đoạn do COVID-19 vào năm ngoái. Theo đó, các nguồn cầu mới hiện nay vẫn chưa đủ để duy trì sự phục hồi của xuất khẩu Trung Quốc.
Hàn Quốc, đối tác hàng đầu của Trung Quốc, vừa thông báo mức giảm 20.8% đối với lượng hàng xuất khẩu sang quốc gia tỉ dân trong tháng 5 này, đánh dấu 12 năm thua lỗ liên tiếp, mặc dù tốc độ suy giảm đã chậm lại trong bảy tháng gần đây.
Kéo theo mức kỳ vọng thấp với cả nền kinh tế
Dữ liệu chi tiết về tình trạng xuất nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến đã được công bố vào ngày thứ Tư (7/6), và kỳ vọng về các con số này cũng không quá lạc quan. Đồng thời, điều này phản ánh qua việc chính phủ Trung Quốc chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay ở mức thấp, khoảng 5%, sau khi không đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022.
Kỳ anh