Việt Nam đang chuẩn bị đưa các chuyến bay quốc tế đến Nhật Bản và Hàn Quốc hoạt động trở lại vào ngày 15 tháng 9. Dự kiến, các hãng bay sẽ được phép vận hành tổng cộng 8 chuyến bay/tuần đến 2 quốc gia này. Tuy nhiên, những hành khách trở về vẫn sẽ phải trải qua quá trình cách ly 14 ngày.
Vietnam Airlines sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc này.
Mở lại đường bay tới Hàn Quốc và Nhật Bản
Cục hàng không dân dụng Việt Nam đã đưa ra kế hoạch nhằm khôi phục tuyến bay tới Hàn Quốc và Nhật Bản vào ngày 15 tháng 9. Cục trưởng Cục hàng không, ông Định Việt Thắng, cho hay Việt Nam đã hoàn tất việc trao đổi với 2 đất nước này.
Hiện tại, Việt Nam đang cho phép 4 chuyến bay khứ hồi/tuần tới Nhật Bản và 4 chuyến bay khứ hồi/tuần đến Hàn Quốc. Những hành khách về nước vẫn sẽ phải tiến hành cách ly 14 ngày.
Việt Nam vẫn rất thận trọng trong việc kiểm soát sức khỏe.
Việt Nam rất mạnh về giao thương và du lịch tại khu vực Đông Á. Vào năm 2019, Seoul đã trở thành điểm đến quốc tế đầu tiên của Vietnam Airlines. Bamboo Airways cũng đã làm điều tương tự vào năm ngoái.
Các tuyến bay được phân bổ như thế nào?
Hiện tại vẫn chưa rõ những tuyến bay này sẽ được phân bố như thế nào. Ở Việt Nam, đã có một vài hãng hàng không (trong đó có Bamboo Airways, VietJet và Vietnam Airlines) đang rất nóng lòng được khai thác những chuyến bay này. Chưa kể các hãng bay ở Nhận Bản và Hàn Quốc cũng đang để mắt tới miếng bánh này.
Bamboo Airways rất muốn khai thác những chuyến bay này.
Những tuyến bay này có thể được phân bổ giống như cách mà Mỹ và Trung Quốc đã hỗ trợ nhau. Đó chính là, nếu Việt Nam cho phép các hãng hàng không của mình được bay tổng cộng 4 chuyến/tuần tới Nhật Bản và Hàn Quốc thì cũng sẽ phải cho phép các hãng hàng không của 2 nước này được thực hiện số chuyến bay tương tự đến Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải hãng bay nào cũng có suất trong miếng bánh này. Hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines, chắc chắn sẽ khai thác các chuyến bay thương mại trên những tuyến bay này. Rất có thể những tuyến bay này sẽ khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội và bay tới Seoul hoặc Tokyo.
VietJet là một hãng hàng không giá rẻ và đồng thời là một trong những hãng hàng không lớn nhất Việt Nam. Một đối thủ nặng kí trong cuộc chiến giành thương quyền trên những tuyến bay này.
Việt Nam sẽ tiếp tục cấm các chuyến bay quốc tế
Hồi tháng 3, chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ cấm tất cả những chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Kể từ đó, Việt Nam đã trở nên khá cô lập do chỉ tập trung vào kiểm soát dịch bệnh. Để có thể đưa những công dân bị mắc kẹt về nước, chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Vietnam Airlines thực hiện các chuyến bay hồi hương tới Houston, San Francisco, Angola, Guinea Xích Đạo, Đài Loan và một vài quốc gia khác. Bamboo Airways thì thực hiện những chuyến bay đưa công dân Việt Nam trở về từ Đức. Những công dân này sẽ phải qua quá trình cách ly và kiểm tra sức khỏe khi về nước.
Sau một vài tháng thực hiện lệnh phong tỏa, Việt Nam đã khôi phục các tuyến bay trong nước, đây là một tin vui cho các hãng hàng không vì họ có thể tiếp tục khai thác các chuyến bay nội địa nhằm cứu lấy mình. Tuy nhiên, việc dịch bệnh bùng phát tại Đà Nẵng đã khiến cho Việt Nam phải tiếp tục đóng cửa các chuyến bay đến từ nước ngoài.
Hồi tháng sáu, thị trường vận tải nội địa tại Việt Nam đã vô cùng khởi sắc.
Những đất nước khác, ví dụ như Úc, cũng hạn chế các chuyến bay từ nước ngoài với giới hạn lượng hành khách được phép nhập cảnh, những hành khách này sẽ phải tiến hành cách ly. Các hãng hàng không nước này đã phải nói lời tạm biệt với những chuyến bay quốc tế đến hoặc đi khỏi Úc. CEO của hãng Qantas dự đoán Úc sẽ mở lại những chuyến bay quốc tế vào giữa năm sau.
Khi Việt Nam phục hồi toàn bộ những chuyến bay quốc tế (tuy vẫn chưa rõ khi nào), các hãng bay của Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội trong việc khai thác những tuyến bay quốc tế dày đặc. Hiện tại, Việt Nam đang từng bước kết nối lại với thế giới với các tuyến bay đến Hàn Quốc và Nhật Bản.
Daniel