The Logistician
  • EnglishEnglish
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • EnglishEnglish
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Thuê ngoài (Outsourcing): Lợi ích và rủi ro?

Thuê ngoài đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Các ông lớn như Dell, Microsoft, Walmart, Home Depot, Nortel, GAP, Nike đều sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngoài. Vậy thuê ngoài là gì? Tại sao thuê ngoài được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng? Hãy cùng Logistician tìm hiểu về chiến lược kinh doanh này nhé!

edt292 bởi edt292
14/01/2022
trong chuyên mục Blog
Thuê ngoài (Outsourcing): Lợi ích và rủi ro?

Ảnh: Thuỳ Mai, Công Kiên

Thuê ngoài là gì? 

Thuê ngoài (Outsourcing) là một chiến lược kinh doanh nhằm cải thiện hiệu quả, cắt giảm chi phí, tăng tốc độ phát triển sản phẩm và cho phép các doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của họ. Trong đó, doanh nghiệp thuê một cá nhân hay các nhà cung cấp bên ngoài có chuyên môn cao hơn để thực hiện các nhiệm vụ, cung cấp dịch vụ hoặc xử lý các hoạt động cho doanh nghiệp thay vì tự thực hiện. 

Ví dụ, gã khổng lồ trong ngành hàng thời trang thể thao là Nike không có cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ và thay vào đó, họ chọn thuê ngoài hơn 500.000 công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất ở Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan.

Nike thuê ngoài công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất ở Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan

Vậy những lợi ích của việc thuê ngoài mang lại là gì?

Tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm vốn đầu tư

Thuê ngoài một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản ngân sách đáng kể như chi phí nhân sự, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, v.v. Đồng thời, thuê ngoài giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc vận hành và quản lý các nguồn lực nội bộ. 

Tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi

Thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm ở một số hoạt động không phải là “cốt lõi”, doanh nghiệp sẽ giải phóng được nhiều tài nguyên, có nhiều thời gian và nhân lực hơn để phát triển thế mạnh cũng như duy trì tính cạnh tranh. Nhờ đó mà năng suất lao động và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp được nâng cao hơn. Ngược lại, nếu sử dụng chiến lược tự thực hiện doanh nghiệp sẽ phải đầu tư dàn trải và chính điều này có thể gây rủi ro cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. 

Tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi

Tăng tốc vòng quay vốn

Tăng tốc vòng quay vốn là một yếu tố sống còn với mỗi doanh nghiệp. Khi thuê ngoài, doanh nghiệp có thể dành phần lớn nguồn lực để tập trung sản xuất kinh doanh, từ đó sản phẩm sẽ được tạo ra nhanh hơn. Nhờ vậy, dòng vốn sẽ quay vòng nhanh hơn và doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài

Dù thuê ngoài có nhiều lợi thế nhưng nó cũng tồn tại những hạn chế cần được thừa nhận và giải quyết, bao gồm:

Mất quyền kiểm soát

Khi sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, doanh nghiệp có thể mất quyền quản lý sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng và các quy trình khác . 

Sở hữu trí tuệ và tính bảo mật

Khi doanh nghiệp chuyển giao nhiệm vụ cho đối tác thuê ngoài, nguy cơ rò rỉ thông tin và tài sản trí tuệ có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối liên quan đến các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp không biết đối tác thuê ngoài của mình sẽ làm gì với những dữ liệu đó.

Nguy cơ rò rỉ thông tin và tài sản trí tuệ có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối liên quan đến các vấn đề pháp lý

Lo ngại về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Trong trường hợp chọn sai đối tác thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ gặp phải một vài vấn đề bao gồm sản phẩm được làm ra dưới tiêu chuẩn chất lượng hoặc phân loại trách nhiệm không phù hợp, v.v.

Tóm lại, thuê ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Nếu đi đúng hướng, thuê ngoài có thể mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh. Ngược lại nếu đi sai hướng, chiến lược này có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu nó được triển khai một cách bừa bãi mà không có kế hoạch hay tính toán từ trước. Do đó, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng khi sử dụng chiến lược này.

Xu hướng thuê ngoài trên thế giới

Theo thống kê từ Statista, doanh thu ngành dịch vụ thuê ngoài toàn cầu không ổn định trong vài năm qua. Năm 2016, quy mô thị trường toàn ngành giảm xuống còn 76,9 tỷ đô la Mỹ, con số thấp nhất trong một thập kỷ. Tỷ trọng doanh thu lớn nhất của ngành đến từ châu Mỹ, tiếp theo là châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Một phần nhỏ hơn nhiều trong doanh thu toàn cầu đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quy mô thị trường toàn cầu của dịch vụ thuê ngoài từ năm 2000 đến năm 2019 (Nguồn: Statista)

Trong lĩnh vực logistics, theo báo cáo “Thị trường thuê ngoài logistics đến năm 2027” của Research and Markets, thuê ngoài logistics toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,77% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Tại Việt Nam, theo thông tin của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) năm 2018, tỷ lệ thuê ngoài logistics tại Việt Nam chưa cao, mới chiếm khoảng 35% – 40%. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics sẽ đạt 50% – 60%. 

Bên cạnh đó, thị trường Logistics bên thứ ba (3PL) toàn cầu được định giá khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ đạt hơn 1,75 nghìn tỷ USD vào năm 2026, đạt tốc độ tăng trưởng 8% trong giai đoạn (2021-2026), theo dữ liệu từ Mordor Intelligence. 

Hiện nay, thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn từ thiên tai, dịch bệnh, một dịch vụ đặc biệt hứa hẹn sẽ rất phát triển trong cả hiện tại và tương lai là quản lý rủi ro, lập kế hoạch dự phòng và ứng phó với khủng hoảng. Bên cạnh những dịch vụ điển hình như lập kế hoạch, thực hiện các quy trình logistics và các giải pháp công nghệ, nhiều doanh nghiệp 3PL cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt liên quan đến chuỗi cung ứng. 

Ví dụ như trong cuộc khảo sát của Inbound Logistics trong năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp 3PL có thể đảm nhiệm vai trò là nhà tư vấn, giúp khách hàng thiết kế hoặc thực hiện các chiến lược logistics. 

Huyền Tú

Onshore, Nearshore hay Offshore: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Thẻ bài viết: Thuê ngoài

Cùng chủ đề Bài viết

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

31/03/2022
0
Ảnh: Minh Trang

New Balance gia tăng sản xuất ở Hoa Kỳ trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn

31/03/2022
0
STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

30/03/2022
0
Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

28/03/2022
0
Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

28/03/2022
0
Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

28/03/2022
0

ĐỀ XUẤT NÊN ĐỌC

Sẵn sàng với thương hiệu “Made in Vietnam”: LOGOS đặt cược vào ngành hậu cần của Việt Nam

Sẵn sàng với thương hiệu “Made in Vietnam”: LOGOS đặt cược vào ngành hậu cần của Việt Nam

3 năm trước
0
Trung Quốc thông báo dừng thông quan khiến hàng hóa ‘đứng im’ tại các cửa khẩu

Trung Quốc thông báo dừng thông quan khiến hàng hóa ‘đứng im’ tại các cửa khẩu

1 năm trước
0
Tình trạng thiếu nguồn cung thịt ở Hoa Kỳ có thể kéo dài và thực trạng thị trường thịt tại Việt Nam

Tình trạng thiếu nguồn cung thịt ở Hoa Kỳ có thể kéo dài và thực trạng thị trường thịt tại Việt Nam

3 năm trước
0
Lebanon – “Nạn nhân” tiếp theo của khủng hoảng năng lượng điện

Lebanon – “Nạn nhân” tiếp theo của khủng hoảng năng lượng điện

1 năm trước
0
ADVERTISEMENT

THẺ NỔI BẬT

amazonAppleBoeingchuỗi cung ứngCMA CGMcontainerCovid-19covid19Công nghệcảngcảng biểnEVFTAfedexhàng hóahàng khônghạ tầnginsightsKhủng hoảngLNGlogisticslạm phátM&Amaerskmáy baymỹNgaNga-UkraineNổi bậtThai Airwaysthiếu hụt containerthái lanThương mại điện tửTrung quốcTrung tâm logisticstắc nghẽntắc nghẽn cảngVietnam AirlinesViệt Namvận tảivận tải biểnwalmartxuất khẩuxuất nhập khẩuĐường sắtĐầu tư
ADVERTISEMENT

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cross-docking: Nhân tố mang lại thành công lớn cho Walmart

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Xăng máy bay có gì “khác bọt” so với xăng thông thường ?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • S.O.C và C.O.C là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Facebook Twitter Youtube RSS
The Logistician

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

  • Đăng nhập
  • Sign Up
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

-
00:00
00:00

Danh sách

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00