Có thể thấy, Album 30 của “họa mi nước Anh” đã chạm sâu vào trái tim, nỗi lòng của nhiều người hâm mộ. Album 30 được kỳ vọng sẽ xác lập kỷ lục mới về doanh số bán ra, tại thời điểm đĩa nhạc ngày càng vắng bóng trên thị trường.
Tuy nhiên, trước bối cảnh chuỗi cung ứng đang khó khăn, Adele bị đổ lỗi là nguyên nhân khiến chuỗi cung ứng thêm thắt chặt, đặc biệt là chuỗi cung ứng đĩa nhựa (đĩa vinyl LP). Theo báo cáo của Sony Music, công ty này đã đặt khoảng 500.000 đĩa nhạc nhựa để phát hành Album 30.
Đĩa nhựa hồi sinh trong điều kiện sản xuất lạc hậu
Đĩa nhựa được cho là đã bị khai tử những năm 1970-1980, sau khi CD ra đời. Tuy nhiên, chúng đang chứng kiến một sự hồi sinh mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Theo Hiệp hội Công nghiệp đĩa ghi Hoa Kỳ (RIAA), doanh số bán đĩa nhựa đã chứng kiến mức tăng trưởng 28,7% lên mức 626 triệu USD, trong năm 2020. Được biết, doanh số bán bắt đầu tăng mạnh mẽ sau khi các ông lớn ngành bán lẻ như Walmart và Target nhảy vào cuộc đua phân phối. Theo Billboard, lĩnh vực bán lẻ hiện chiếm khoảng 13% doanh số bán đĩa nhựa trong năm 2020, tăng từ 4% vào năm 2018. Khi đại dịch diễn ra, mọi người mắc kẹt trong nhà, điều này dường như càng tiếp thêm năng lượng cho sự trỗi dậy của chúng.
Đầu năm nay, một CEO giấu tên cũng đã chia sẻ với Billboard rằng các nhà máy ép đĩa nhựa trên toàn cầu có khả năng sản xuất khoảng 160 triệu album trong năm nay. Trong khi đấy, ông ước tính nhu cầu đĩa nhựa có thể vào khoảng 320 đến 400 triệu chiếc. Tức thị trường đĩa nhựa toàn cầu chứng kiến sự thiếu hụt đến 160-240 triệu chiếc.
Nhu cầu bùng nổ trong khi nhà máy sản xuất truyền thống, thiết bị cũ kỹ. Nhiều nhà sản xuất cho rằng, họ đã phải vật lộn để đáp ứng được số lượng đơn hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, ngành công nghiệp sản xuất đĩa nhựa cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Ngoài ra, việc hầu hết các nguyên vật liệu thô đều có nguồn gốc từ nước ngoài, sau đó mới được vận chuyển đến Hoa Kỳ để sản xuất cũng gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc phát hành album.
Adele có thực sự là nguyên nhân của vấn đề?
Adele không phải là nguyên nhân của vấn đề. Cô ấy, như bao nghệ sĩ khác, luôn mong bán được nhiều đĩa nhất. Và ngay cả khi không có cô ấy, ngành công nghiệp này cũng phải vật lộn để theo kịp với sự tăng vọt của nhu cầu trong một thời gian.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC Radio, Adele đã chia sẻ rằng, cô ấy đã phải ấn định ngày ra album trước sáu tháng để có đủ lượng đĩa nhựa. Do đó, vấn đề ở chỗ ngành công nghiệp này vốn đã lỗi thời, không theo kịp sự bùng nổ của nhu cầu.
Trước đây, ngành công nghiệp đĩa nhựa đã được thúc đẩy bởi những tác phẩm kinh điển của Beatles, Eagles hay Fleetwood Mac’s. Giờ đây, những tên tuổi trẻ như Taylor Swift, Ed Sheeran, Billie Eilish và Adele đang làm cho ngành công nghiệp này sống trở lại.
Sự bùng nổ nhu cầu đĩa nhựa sẽ kéo dài bao lâu?
Mạng internet và các hình thức livestream đã bóp chặt thu nhập của các nghệ sĩ. Theo RIAA, doanh thu phát trực tuyến dự kiến tăng 13,4% lên 10,1 tỷ USD vào năm 2022. Điều này có nghĩa các nghệ sĩ phải đi lưu diễn nhiều hơn trong khi việc bán đĩa nhạc sẽ đem lại cho họ khoản thu nhập cao hơn với công sức ít hơn.
Hiện, ngành công nghiệp đĩa nhựa đang cố gắng để nâng cao năng lực đáp ứng nhiều nhất có thể. Như nhà máy của Seavers’s Memphis Records có khả năng sản xuất khoảng 7 triệu đĩa trong năm nay và đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần sản lượng vào năm 2023. My Morning Jacket, một ban nhạc trực thuộc ATO, chuẩn bị ra mắt album mới vào mùa xuân này. Ngay lập tức, Walmart và Target đã mua lại gấp đôi số lượng đĩa nhựa so với dự định ban đầu của họ. Tuy nhiên, điều này đã không có xảy ra cách đây một năm. Và câu hỏi đặt ra, liệu Walmart và Target còn bơi trong ngành đĩa nhựa được bao lâu?
Mất bao lâu để ngành công nghiệp này có thể bắt kịp nhu cầu, và liệu lúc đấy đĩa nhựa có thực sự còn hot? Thực tế, thật khó để tìm ra liệu xu hướng nhu cầu hiện tại của đĩa nhựa sẽ tiếp tục tăng hay nó sẽ giảm.
Huyền Trân
ĐỌC THÊM:
Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp trò chơi