Theo một khảo sát của Gartner, một phần ba (33%) các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng đã chuyển dịch các hoạt động tìm nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc có kế hoạch thực hiện điều này trong vòng hai đến ba năm tới.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 chỉ là một trong những lí do khiến chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển các hoạt động ra khỏi Trung Quốc và sự gia tăng của khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và thuế quan thương mại cũng nên trở thành mối quan tâm hàng đầu.
“Vì vậy, đã xuất hiện nhiều hơn các ý tưởng về việc tập trung phục hồi mạng lưới và đẩy mạnh sản xuất theo vùng. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại đi kèm với chi phí đắt đỏ.”
Nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng tỷ lệ các công ty dự kiến bổ sung việc làm ở Trung Quốc so với những công ty rút khỏi thị trường này thu hẹp đáng kể và chi phí thuế quan gia tăng là nguyên do chính.
Raman cho biết thêm: “Chúng tôi phát hiện ra rằng thuế quan chính phủ Mỹ và chính phủ Trung Quốc áp dụng trong vài năm gần đây đã làm tăng chi phí chuỗi cung ứng lên tới 10% đối với hơn 40% các tổ chức. Đối với hơn một phần tư đối tượng được khảo sát, tác động này thậm chí còn cao hơn.”
“Các địa điểm thay thế được ưa chuộng là Việt Nam, Ấn Độ và Mê-xi-cô. Lý do thứ hai để chuyển việc kinh doanh ra khỏi Trung Quốc là các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng muốn mạng lưới của họ trở nên linh hoạt và chắc chắn hơn.”
Hơn một phần năm (21%) trong số 260 đối tượng tham gia khảo sát nói rằng hiện tại họ có một mạng lưới có khả năng phục hồi cao, nhưng 55% dự kiến sẽ có một mạng lưới có khả năng phục hồi cao trong hai đến ba năm tới sau sự gián đoạn gây ra bởi sự kiện Brexit, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.
Khoảng 58% đối tượng khảo sát cho biết rằng khả năng phục hồi cao hơn cũng yêu cầu chi phí kết cấu bổ sung cho mạng lưới.
Raman cho biết: “Chúng tôi đang ở bước ngoặt trong công cuộc đánh giá chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra các hệ thống theo mô hình tinh gọn JIT được thiết kế để cải thiện hiệu quả hoạt động, khác với mô hình dự trữ JIC nhấn mạnh quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị cho những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai.”
“Để tạo ra sự cân bằng, các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải tham gia quản lý rủi ro để đánh giá sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro của tổ chức trên tinh thần tập thể và quyết định cách định lượng rủi ro đó đối với các mục tiêu khác của mạng lưới như hiệu quả chi phí.”