Hạt Arabica trở nên khan hiếm
Thế giới đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng của cà phê Arabica, loại cà phê mang lại hương vị thơm ngon nhất và chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê của thế giới. Nguồn cung loại cà phê này đang cạn kiệt do thời tiết khắc nghiệt phá hủy mùa vụ cà phê ở Brazil – nơi sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới. Hiện tượng thời tiết La Nina đang quay trở lại Nam Mỹ có thể kéo dài đến đầu năm 2022, đe dọa làm giảm sản lượng cà phê Arabica hơn nữa và thị trường sẽ mất nhiều năm để phục hồi.
Giá cà phê arabica đã tăng khoảng 80% trong năm nay và tất cả các nhà cung ứng đang lùng mua loại phê cao cấp này. Giá cà phê Arabica đang tăng vọt, phản ánh cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, vấn đề tắc nghẽn vận tải biển toàn cầu đang khiến việc vận chuyển cà phê đến nơi có nhu cầu thậm chí còn khó khăn hơn.
Liệu Robusta có đủ để thay thế Arabica?
Arabica có vị ngọt hơn và thường được sử dụng cho thức uống cappuccino và latte. Theo truyền thống ở Ý, Robusta được sử dụng để pha cà phê espresso hoặc cho cà phê hòa tan. Tuy nhiên, nguồn cung của cả hai loại cà phê này đang bị kìm hãm do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các công ty nhà rang xay và bán lẻ cà phê đã sử dụng tỷ trọng cà phê Robusta nhiều hơn trong sản phẩm của họ, điều này có thể khiến tách cà phê cappuccino hoặc latte để lại dư vị đắng nhiều hơn.
Mặc dù vậy, giá cà phê Robusta vẫn thấp hơn một nửa giá so với cà phê Arabica và mức chênh lệch giá đó khiến các công ty rang xay ngày càng có xu hướng sử dụng tỷ lệ cà phê Robusta nhiều hơn trong các sản phẩm của họ. Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, được kỳ vọng bội thu từ cà phê trong năm nay. Nhưng các nhà xuất khẩu trong nước đang chật vật trong việc xuất khẩu do cuộc khủng hoảng vận tải biển kéo dài.
Thanh Thảo
ĐỌC THÊM:
Nestlé: Đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao thế giới