The Logistician
  • EnglishEnglish
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • EnglishEnglish
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Hoa Kỳ: Tăng trưởng sản xuất hạ nhiệt, tình trạng “nút thắt cổ chai” bắt đầu nới lỏng

edt292 bởi edt292
03/08/2021
trong chuyên mục Blog
Hoa Kỳ: Tăng trưởng sản xuất hạ nhiệt, tình trạng “nút thắt cổ chai” bắt đầu nới lỏng

Ảnh: Hải Ngọc

TOPLINE  Hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ đã tăng trưởng với tốc độ chậm lại trong tháng 6 và tháng 7 do tình trạng thiếu nguyên liệu thô vẫn tiếp diễn, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy các “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng đã giảm bớt.

KEY POINTS

  • Thước đo giá các nhà sản xuất phải trả, chỉ số ISM về hoạt động của các nhà máy và chỉ số giao hàng đều giảm.
  • Sự khan hiếm nguyên liệu đầu vào cụ thể là chất bán dẫn gây khó khăn cho các nhà sản xuất.
  • Thiếu hụt lực lượng lao động vì ảnh hưởng của covid-19.

ARTICLE

Tăng trưởng sản xuất bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt

Cuộc khảo sát từ Viện Quản lý Chuỗi cung ứng (ISM) ngày 2/8 cho thấy thước đo giá mà các nhà sản xuất phải trả đã giảm nhiều nhất trong 16 tháng qua, trong khi chỉ số giao hàng của nhà cung cấp cũng tiếp tục giảm sâu sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5.

Chỉ số ISM về hoạt động của nhà máy quốc gia trong tháng 7 đã giảm xuống 59,5 từ mức 60,6 vào tháng 6 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 1. Mức chỉ số trên 50 cho thấy sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất (chiếm 11,9% nền kinh tế Hoa Kỳ). Trong đó, 17/18 ngành công nghiệp sản xuất báo cáo tăng trưởng trong tháng 7, bao gồm các nhóm ngành máy móc cũng như các sản phẩm máy tính và điện tử, duy chỉ có các nhà máy dệt may báo cáo sự sụt giảm.

Cũng trong cuộc khảo sát của ISM, thước đo giá mà các nhà sản xuất phải trả đã giảm từ mức kỷ lục 92,1 vào tháng 6 xuống còn 85,7 trong tháng 7. Sự sụt giảm này chứng tỏ lạm phát sẽ ở mức vừa phải khi các hạn chế về nguồn cung giảm bớt.

Bên cạnh đó, việc giao hàng của nhà cung cấp đã giảm xuống 72,5 so với mức 75,1 vào tháng 6, điều này phần nào thể hiện sự chậm trễ trong việc giao hàng.

Số liệu thống kê trong cuộc khảo sát của ISM

Hiện nay, khi một nửa dân số đã được tiêm đầy đủ vacxin, Mỹ đã cho phép mọi người có thể bắt đầu đi du lịch, nhà hàng và tham dự các sự kiện thể thao, v.v. Chính vì vậy, vào tuần trước, dữ liệu của chính phủ cho thấy chi tiêu đối với dịch vụ tăng mạnh trong quý II, giúp nâng mức tổng sản phẩm quốc nội lên trên mức đỉnh trong quý IV / 2019.

Sự khan hiếm về nguyên liệu thô

Từ những cuộc khảo sát của ISM cho thấy chuỗi cung ứng còn rất lâu mới có thể phục hồi trở lại. Các nhà sản xuất máy móc cho biết họ phải đặt hàng trước thời hạn nhiều tháng chỉ để giữ chỗ.

Trong ngành công nghiệp máy tính và điện tử, các nhà sản xuất báo cáo rằng việc mua hàng tiếp tục kéo dài do thiếu nguyên liệu thô. Sự khan hiếm nguyên liệu đầu vào, cụ thể trong ngành công nghiệp ô tô, nơi mà sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu đã buộc một số nhà sản xuất ô tô phải dừng các nhà máy lắp ráp để quản lý nguồn cung chip.

Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Mỹ

Chỉ số phụ về đơn đặt hàng mới của cuộc khảo sát ISM đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp. Nhưng với lượng hàng tồn kho tại các nhà máy rất thấp và các kho hàng kinh doanh gần như trống rỗng, tốc độ tăng trưởng đơn hàng mới có khả năng đảo ngược hoặc duy trì ở mức tối thiểu.

Thiếu hụt lực lượng lao động

Các nhà máy cũng đã thuê thêm công nhân trong tháng 7. Chỉ số việc làm tại nhà máy đã tăng trở lại mặc dù các nhà sản xuất tiếp tục phàn nàn về tình trạng khan hiếm công nhân. Theo một cuộc khảo sát của Reuters, NFP (nonfarm payrolls -1 bản báo cáo lực lượng lao động hay số lượng việc làm ở Mỹ trong tháng trước do Bộ Lao động Hoa Kỳ phát hành) có thể đã tăng 880.000 việc làm trong tháng 7 sau khi tăng 850.000 vào tháng 6.

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động, với con số kỷ lục 9,2 triệu việc làm và khoảng 9,5 triệu người thất nghiệp chính thức.

Thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng và lo ngại nhiễm covid được cho là nguyên nhân khiến công nhân, chủ yếu là phụ nữ ở nhà. Cũng đã có những người nghỉ hưu và thay đổi nghề nghiệp liên quan đến đại dịch. Đảng Cộng hòa và các nhóm kinh doanh đã đổ lỗi cho việc tăng cường trợ cấp thất nghiệp, bao gồm khoản thanh toán 300 đô la hàng tuần từ chính phủ liên bang, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng lao động.

Sự thiếu hụt lao động dự kiến sẽ giảm bớt vào mùa thu khi các trường học mở cửa trở lại cho học trực tiếp, nhưng sự bùng phát trở lại của các trường hợp COVID-19 mới, do biến thể Delta của coronavirus, có thể khiến một số người miễn cưỡng quay trở lại làm việc.

Hồng Đào

ĐỌC THÊM

Menu tại nhiều nhà hàng phải thay đổi do ảnh hưởng của nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng

Thẻ bài viết: chuỗi cung ứng chipCovid-19

Cùng chủ đề Bài viết

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

31/03/2022
0
Ảnh: Minh Trang

New Balance gia tăng sản xuất ở Hoa Kỳ trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn

31/03/2022
0
STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

30/03/2022
0
Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

28/03/2022
0
Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

28/03/2022
0
Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

28/03/2022
0

ĐỀ XUẤT NÊN ĐỌC

Hệ thống chứng từ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Hệ thống chứng từ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

2 năm trước
0
Ngành thương mại thực phẩm toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình khủng hoảng container

Ngành thương mại thực phẩm toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình khủng hoảng container

2 năm trước
0
Châu Âu: Các cơn bão gây khó khăn lớn tới giao thông đường thủy nội địa

Châu Âu: Các cơn bão gây khó khăn lớn tới giao thông đường thủy nội địa

2 năm trước
0
Nga: Tắc nghẽn cửa khẩu nghiêm trọng

Lạm phát liệu có đang nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế toàn cầu?

1 năm trước
0
ADVERTISEMENT

THẺ NỔI BẬT

amazonblockchainBoeingchuỗi cung ứngCMA CGMcontainerCovid-19covid19Công nghệcảngcảng biểnEVFTAfedexhàng hóahàng khônghạ tầnginsightsKhủng hoảngLNGlogisticslạm phátM&Amaerskmáy baymỹNgaNga-UkraineNổi bậtSamsungThai AirwaysThương mại điện tửTrung quốcTrung tâm logisticstắc nghẽntắc nghẽn cảngVietnam AirlinesViệt Namvận tảivận tải biểnwalmartxuất khẩuxuất nhập khẩuĐường sắtĐầu tưđường biển
ADVERTISEMENT

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cross-docking: Nhân tố mang lại thành công lớn cho Walmart

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Xăng máy bay có gì “khác bọt” so với xăng thông thường ?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • S.O.C và C.O.C là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Facebook Twitter Youtube RSS
The Logistician

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

  • Đăng nhập
  • Sign Up
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

-
00:00
00:00

Danh sách

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00