The Logistician
  • EnglishEnglish
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • EnglishEnglish
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Đại dịch Covid-19: “Đòn bẩy” cho các startup trong lĩnh vực y tế

Đại dịch COVID-19 đã gây ra “cơn ác mộng” đối với nhiều startup khiến hoạt động của họ lâm vào ngõ cụt. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ và tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

edt292 bởi edt292
18/08/2021
trong chuyên mục Blog
Đại dịch Covid-19: “Đòn bẩy” cho các startup trong lĩnh vực y tế

Ảnh: Nhi Phạm

COVID 19 – Biến cố mang tính bước ngoặt

Trong vòng 2 năm qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự kiện không đáng mong đợi như: đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, sụt giảm nghiêm trọng thương mại quốc tế, v.v do virus SARS Covid-2 lây lan với tốc độ khó kiểm soát. Hệ quả thực tế hơn mà ta dễ dàng nhìn thấy, là hoạt động sản xuất bị cắt giảm đáng kể khiến không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng, mà các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia cũng phải gánh chịu những thiệt hại to lớn.

Sự lây lan nghiệm trọng của dịch Covid-19

Các chuyên gia đều ví COVID giống như một phép thử lớn với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào càng linh hoạt về mô hình kinh doanh, càng đa dạng về sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là chủ động trong quá trình chuyển đổi số thì càng vững vàng bước qua đại dịch. Những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thường sở hữu sẵn “bộ gen” này cho phép họ dễ dàng điều chỉnh quy trình hoạt động, thay đổi sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với tình hình mới.

Covid-19 vẫn đang càn quét kinh tế toàn cầu, nhưng không có nghĩa là chấm dứt mọi hoạt động. Thậm chí, những thay đổi trong hành vi người dùng do tác động của đại dịch đã đẩy xu hướng phát triển mới của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp đối với bối cảnh đầu tư đổi mới sáng tạo và công nghệ toàn cầu.

Startup công nghệ trong lĩnh vực y tế “lên ngôi”

Công nghệ bảo quản vắc xin trong giao hàng chặng cuối

Cái tên điển hình được nhắc tới ở đây là Blackfrog Technologies, có trụ sở tại Manipal – một trong những công ty khởi nghiệp đi đầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Thông qua giải pháp Emvolio của mình, Blackfrog đã giảm sự lãng phí của cả vắc-xin thông thường và vắc-xin COVID-19 trong quá trình giao hàng ở chặng cuối, thay thế cho thùng đá tại những nơi xa xôi, có địa hình khó khăn cho việc di chuyển.

Emvolio – một thiết bị vận chuyển được điều chỉnh nhiệt độ di động để vận chuyển vắc xin và các sản phẩm sinh học

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm, hơn 50% vắc-xin bị lãng phí trên toàn cầu diễn ra trong quá trình phân phối, đặc biệt là ở lần giao hàng cuối cùng. Kiểm soát nhiệt độ kém trong quá trình vận chuyển được cho là nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, các vắc xin thường nhạy cảm với nhiệt độ và rất dễ bị suy giảm nhiệt sau quá trình vận chuyển dài.

Đối với vắc xin, bao gồm cả vắc xin COVID-19, để giữ được hiệu quả và hiệu lực, đòi hỏi thiết bị dây chuyền lạnh mạnh mẽ, đặc biệt là trong chặng đường cuối cùng của hành trình dài và phức tạp. Blackfrog triển khai giải pháp Emvolio – một thiết bị vận chuyển được điều chỉnh nhiệt độ di động để vận chuyển vắc xin và các sản phẩm sinh học khác như huyết thanh, mẫu bệnh phẩm và thuốc an toàn trong chặng đường cuối cùng.

Hay như TESSOL Solutions sẽ cho phép các công ty dược phẩm/công ty Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển đầu cuối (end-to-end) các gói vắc xin. Với công nghệ ‘Pin nhiệt’ của họ cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ mong muốn (từ -25°C đến +25°C) trên các thùng khác nhau, từ bao năm lít đến xe tải 20 feet (10 tấn), có thể đáp ứng được yêu cầu bảo quản về nhiệt độ của vắc xin.

TESSOL Solutions cho phép các công ty dược phẩm/ Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển đầu cuối các gói vắc xin.

Ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa

Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa là giải pháp được nhiều người tìm đến, điển hình như: Doctor Anywhere, eDoctor, Bookcarer, Dr.Oh, YouMed, Thuocsi.com… Chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối internet, ngồi nhà, người dùng có thể được thăm khám, tư vấn về tình hình sức khỏe qua video, điện thoại từ đội ngũ bác sĩ.

Ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa eDoctor

Theo CEO Doctor Anywhere Việt Nam, lượng người dùng thăm khám online tăng 600% so với trước dịch. Trước dịch COVID-19, chỉ tính riêng thị trường Việt Nam, trung bình một ngày Doctor Anywhere thực hiện khoảng 60 cuộc tư vấn qua ứng dụng và con số này đã tăng lên 350 khi dịch xảy ra. Thay vì chỉ tập trung vào chuyên khoa Nội như trước đây, thì chỉ trong thời gian dịch bệnh 2 – 3 tháng, startup đã liên tục mở mới 3 chuyên khoa tiếp theo gồm Nhi, Tai Mũi Họng và Dinh Dưỡng nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe mà không lo lây nhiễm chéo của người dùng.

Cùng với việc thay đổi thói quen của người dân thông qua số lượng người thăm khám online ngày càng nhiều, thì việc mua thuốc tại các nhà thuốc cũng dần thay thế bằng mua thuốc online. Các startup cho phép người dân mua thuốc từ xa như Medigo, BuyMed cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch. Với số lượng 700 nhà cung cấp và 7000 nhà phân phối cấp thấp, BuyMed là cầu nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối. Trong khi đó, Medigo là nền tảng cho phép người dùng kết nối và nhận tư vấn trực tiếp từ các dược sĩ, đồng thời tải đơn thuốc để mua thuốc online.

Medigo – startup cho phép người dân mua thuốc từ xa

Trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, Infomed (thành viên của Tập đoàn thiết bị y tế Việt Nam – VMED Group) đã phát triển Giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, bao gồm phần mềm bệnh án điện tử CLAS Healthcare giúp theo dõi bệnh nhân nhiễm virus trên hệ thống bệnh án điện tử tập trung, phần mềm truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực từ cơ sở điều trị đến các Trung tâm hỗ trợ và Trung tâm chỉ huy, phần mềm PACS trung tâm giúp chuyển dữ liệu chẩn đoán hình ảnh, cùng hệ thống video Conference và các thiết bị y tế chuyên dụng theo dõi trực tiếp các chỉ số sinh tồn của người bệnh.

Phần mềm bệnh án điện tử CLAS Healthcare

Định hình lại xu hướng sau đại dịch

COVID 19 một lần nữa đã khẳng định, các doanh nghiệp và đặc biệt là các startup ứng dụng công nghệ với mô hình kinh doanh linh hoạt và khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường sẽ luôn tìm được cơ hội kinh doanh mặc cho sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra. Điều này đã được minh chứng rõ ràng trong lĩnh vực y tế.

Số hóa không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa để đảm bảo tăng trưởng. Dịch bệnh đã góp phần khiến quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Các ông lớn giờ đây cũng bước vào đường đua số hóa, vì vậy mà các doanh nghiệp startup càng cần nhận thức rõ về vấn đề này thì mới có khả năng sống sót và phát triển.

Vân Anh, Nhật Huyền

Đọc thêm:

Chuỗi cung ứng nhân đạo trong thời kỳ đại dịch

 

Thẻ bài viết: Covid-19Nổi bậtstartup

Cùng chủ đề Bài viết

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

31/03/2022
0
Ảnh: Minh Trang

New Balance gia tăng sản xuất ở Hoa Kỳ trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn

31/03/2022
0
STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

30/03/2022
0
Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

28/03/2022
0
Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

28/03/2022
0
Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

28/03/2022
0

ĐỀ XUẤT NÊN ĐỌC

Maersk bắt đầu triển khai tuyến đường sắt hàng tuần Trung Quốc – Thổ Nhĩ Kỳ

Maersk bắt đầu triển khai tuyến đường sắt hàng tuần Trung Quốc – Thổ Nhĩ Kỳ

3 năm trước
0
iPOS.vn ra mắt bộ công cụ bán hàng trực tuyến toàn diện dành cho ngành F&B

iPOS.vn ra mắt bộ công cụ bán hàng trực tuyến toàn diện dành cho ngành F&B

2 năm trước
0
Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container tại Khu bến cảng Lạch Huyện

Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container tại Khu bến cảng Lạch Huyện

2 năm trước
0
Những yếu tố chính đe dọa đến ngành năng lượng mặt trời Hoa Kỳ

Những yếu tố chính đe dọa đến ngành năng lượng mặt trời Hoa Kỳ

2 năm trước
0
ADVERTISEMENT

THẺ NỔI BẬT

amazonblockchainBoeingchuỗi cung ứngCMA CGMcontainerCovid-19covid19Công nghệcảngcảng biểnEVFTAfedexhàng hóahàng khônghạ tầnginsightsKhủng hoảngLNGlogisticslạm phátM&Amaerskmáy baymỹNgaNga-UkraineNổi bậtSamsungThai AirwaysThương mại điện tửTrung quốcTrung tâm logisticstắc nghẽntắc nghẽn cảngVietnam AirlinesViệt Namvận tảivận tải biểnwalmartxuất khẩuxuất nhập khẩuĐường sắtĐầu tưđường biển
ADVERTISEMENT

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cross-docking: Nhân tố mang lại thành công lớn cho Walmart

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Xăng máy bay có gì “khác bọt” so với xăng thông thường ?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • S.O.C và C.O.C là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Facebook Twitter Youtube RSS
The Logistician

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

  • Đăng nhập
  • Sign Up
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

-
00:00
00:00

Danh sách

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00