Trong bối cảnh tuyến giao thương Trung Quốc – Đông Nam Á ngày càng phát triển, MSC là một trong những hãng tàu cuối cùng cải tiến các dịch vụ của mình trên tuyến Nội Á nhằm nắm lấy cơ hội này.
Từ tuần này, MSC đã cải tiến 4 dịch vụ hiện tại của họ tại Nội Á và bổ sung dịch vụ mới tại Đông Nam Á mang tên Seahorse, dịch vụ này sẽ kết nối Tanjung Pelepas, Singapore, Jakarta, Yantian, Kaohsiung, Manila, Vũng Tàu và Laem Chabang.
“Nhu cầu vận tải biển khu vực Châu Á đang ngày càng tăng”, hãng tàu này chia sẻ.
“Những cải tiến đối với các dịch vụ tuyến Nội Á của chúng tôi cho phép kết nối trực tiếp giữa các điểm đến và có thời gian vận chuyển nhanh hơn đối với những tuyến đường dài từ Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á, đồng thời cũng đi đến hầu hết các cảng ở Indonesia, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam và Thái Lan.”
Là một trong những tuyến giao thương lớn nhất trên thế giới, mỗi năm có khoảng 33 triệu teu hàng hóa được vận chuyển qua tuyến Nội Á, trong đó bao gồm hàng trăm tuyến đường đi qua Châu Á – Thái Bình Dương, Tiểu lục địa Ấn Độ và châu Đại Dương.
Từ tháng 1 đến tháng 4 (đây là thời gian dịch bệnh Covid tại Châu Á đạt đỉnh), có một số nguồn tin cho rằng tuyến Nội Á đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ lệnh phong tỏa của các quốc gia.
Tuy nhiên, tuyến Trung Quốc – Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng thương mại song phương 5.6%, đạt 299 tỉ đô trong nửa đầu năm nay.
Đông Nam Á đã lần đầu tiên vượt qua Châu Âu trong việc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ là tạm thời khi nền kinh tế Châu Âu đang dần hồi phục trở lại.
Cũng giống như MSC, nhiều dịch vụ mới đã được triển khai trên tuyến Trung Quốc – Đông Nam Á từ những hãng tàu khác. Hồi tháng 3, Maersk đã cải tiến 2 dịch vụ của mình tại khu vực Nội Á bằng việc bổ sung các tuyến trực tiếp từ Indonesia đến Trung Quốc; hãng ONE cũng đã tăng cường số chuyến trực tiếp từ Trung Quốc với hai dịch vụ mới đi đến Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Những hãng tàu có qui mô nhỏ hơn cũng đang tiến hành nâng cấp dịch vụ của mình. Trong tháng này, hãng tàu của Thái Lan, RCL, đã triển khai dịch vụ vận tải giữa các nước Singapore, Malaysia, và Indonesia. Thứ 6 này, hãng Wan Hai cũng sẽ khởi động tuyến đường thứ 4 kết nối Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan cùng với đối tác của họ là Interasia Lines.
Là một thị trường cạnh tranh, giá cước tuyến Nội Á vẫn được giữ ở mức ổn định bất chấp khủng hoảng chứ không như những tuyến khác.
“Một số hãng tàu lớn đang đưa ra những mức giá hấp dẫn trên các tuyến khu vực Nội Á, đặc biệt là những nơi có nhu cầu cao” theo ông Sundara, giám đốc vận tải đường biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Scan Global Logistics.
Ông cho rằng: “Để giải quyết các vấn đề trong mùa cao điểm tại các tuyến xuyên Thái Bình Dương đi bờ Đông, lượng tải khu vực Nội Á đang bị giới hạn để nhường cho những tuyến “bận rộn” hơn”
“Họ đang dành phần lớn tải cho khu vực bờ Đông nhằm nhanh chóng lấy lại container để phục vụ cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các hãng tàu cũng sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường Nội Á vào quí 3, giá cước sẽ không có nhiều thay đổi cho đến tháng cuối tháng 9”.
Ông Sundara bổ sung thêm, các hãng tàu như Hapag-Lloyd, CNC và Sealand đang đẩy mạnh việc báo giá cước lên nền tảng trực tuyến.
“MSC cũng đã đi theo xu hướng này bằng cách đưa ra hệ thống báo giá theo thời gian thực. Tuy hệ thống này chưa hỗ trợ thị trường Nội Á, chúng tôi dự đoán điều này sẽ được thực hiện khi hãng tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin của mình.”
Daniel