Các cảng khu vực Đông Nam Á sẽ cần được đầu tư tới 13 tỉ đô để có thể sánh vai với Trung Quốc.
Theo Eleanor Hadland, chuyên gia phân tích về cảng và terminal tại công ty Drewry, chi phí ngày càng tăng cao, chiến tranh thương mại với Mỹ, dịch bệnh hoành hành đang là những yếu tố làm chậm tham vọng thâu tóm của Trung Quốc .
“Nhiều nhà sản xuất tại Trung quốc và các quốc gia khác đang tìm kiếm những vị trí thay thế tại khu vực Đông Nam Á có khả năng giúp họ giảm chi phí nhân công từ 20% đến 80%”, bà phát biểu.
Tuy nhiên, bà Hadland cảnh báo rằng, điều này có thể sẽ gặp nhiều hạn chế và khó khăn do số lượng nhân công trong khu vực không nhiều.
Theo bà: “Lựợng nhân công tính riêng tại Trung Quốc nhiều hơn gấp 2,5 lần tổng số lao động trong khu vực Đông Nam Á .”
Về sức chứa, các cảng tại Trung Quốc có sức chứa lên tới 267 triệu teu, trong khi các cảng khu vực Đông Nam Á chỉ dừng lại ở 159 triệu teu.
Tuy nhiên, khi so sánh về tỉ lệ giữa sức chứa của cảng và lực lượng lao động, Việt Nam, Thái Lan và Philippines đều bám sát Trung Quốc với tỉ lệ 334 teu trên 1,000 lao động. Trong khi đó, các cảng tại Singapore và Malaysia thậm chí còn có sức chứa lớn hơn nhiều.
“Indonesia, Myanmar và Campuchia hiện đang chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc, theo tính toán của Drewry, họ cần đầu tư tới 13 tỉ đô cho việc gia tăng sức chứa của các cảng thêm 30 triệu teu,” theo bà Hadland.
Các cảng trong khu vực không có kết nối thuận tiện tới các cảng nước sâu như Trung Quốc, bà chia sẻ. Lí do chính nằm ở vị trí địa lí, sự phân bố lưu lượng hàng hóa không đồng đều giữa các cảng và thiếu hụt sức chứa để phục vụ những tàu lớn.
Trung Quốc hiện có 40 terminal tại 18 cảng có khả năng tiếp nhận những con tàu có tải trọng lên tới 14,000 teu, trong khi khu vực Đông Nam Á chỉ có 13 terminal tại 6 cảng có khả năng thực hiện điều này.
“Theo Drewry, để có thể sánh vai với Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á cần bổ sung tổng sức chứa tại các cảng thêm 24 triệu teu,” Bà Hadland chia sẻ.
Trong đó, Việt Nam và phía Tây Indonesia là những vị trí cần được đầu tư về hệ thống cảng nước sâu nhất là, bà chia sẻ
“Sẽ hơi bất hợp lí khi các nước đang di dời dây chuyền sản xuất về Việt Nam hoặc các khu vực phía Tây Indonesia, đây là những vị trí thuận tiện cho việc giao thương giữa 2 bờ Đông-Tây. Tuy vậy, phần lớn hàng hóa vẫn phải quá cảnh tại Singapore hoặc Malaysia, điều này thực sự đang dần trở nên bất tiện.”
Đã có rất nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu được rót vào Việt Nam và Indonesia vào thời điểm trước dịch bệnh, nhưng phần lớn số vốn này đến từ Trung Quốc.
“Chúng ta ngày càng thấy rõ sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Đây là hành động của chính họ nhằm thuê ngoài công đoạn sản xuất và gia công.
“Nếu nhìn vào khu vực đồng bằng Châu Giang, chúng ta sẽ thấy nơi đây đang dần trở thành một khu vực dịch vụ** và một khu kinh tế công nghệ cao, và không còn là một nơi có giá nhân công rẻ. Điều này đang trực tiếp gây áp lực cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc cắt giảm chi phí.”
** Khu vực dịch vụ hay còn gọi là khu vực thứ ba, là bậc thứ ba trong mô hình kinh tế ba khu vực. Thay vì sản xuất ra sản phẩm, khu vực này sản xuất ra những dịch vụ bảo trì, sửa chữa, huấn luyện và tư vấn. Ví dụ, những công việc trong khu vực dịch vụ gồm có quản gia, tour du lịch, điều dưỡng và dạy học. Ngược lại với khu vực công nghiệp sản xuất ra các hàng hóa hữu hình như là xe cộ, quần áo và trang thiết bị.
Daniel