Tăng cường đầu tư vào vận tải đường sắt
Năm 2017, việc khai trương tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars đã thúc đẩy vận tải hàng hóa từ một số nước Châu Á đến các nước châu u được thực hiện. Từ Bắc Kinh đến London, các chuyến tàu đã bắt đầu giao thương và hoạt động logistics thường xuyên.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu vận chuyển “30% lượng hàng hóa đi qua Nga và tuyến đường phía Bắc đến Hành lang giữa Baku-Tbilisi-Kars (BTK) và Trung tâm Logistics Kars qua Thổ Nhĩ Kỳ”. Theo đó, đất nước này sẽ cần tăng mức đầu tư vận tải đường sắt lên đến 60% và việc vận chuyển hàng hóa trên các tuyến tàu cao tốc đang xây dựng sẽ sớm được thực hiện.
Theo ông Adil Karaismailoğlu, Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ, lưu lượng vận tải hàng hóa trên tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars ngày càng tăng và đã đạt cột mốc “son”. Cụ thể, tính đến ngày 19/11/2021 đã có tổng số 1.262 chuyến tàu, 26.214 container và 1.419.686 tấn hàng hóa được vận chuyển trên tuyến đường này.
Trung tâm Logistics Kars với mục tiêu hồi sinh Con đường Tơ lụa
Một trong những công trình chiến lược nhằm thu hút lưu lượng hàng hóa từ Con đường tơ lụa mới qua Thổ Nhĩ Kỳ là xây dựng Trung tâm Logistics Kars. Nó được xây dựng với mục đích xử lý hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars và tận dụng tối đa các lợi ích về logistics trên con đường tơ lụa.
Bên cạnh đó, trung tâm Logistics Kars được thành lập nhằm hồi sinh Con đường tơ lụa lịch sử và tạo ra một trung tâm Logistics quan trọng trong vận tải với Nga và các nước Trung Á. Do vậy, trung tâm này sẽ được xây dựng trên tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars, kết nối châu Á và châu Âu. Cơ sở logistics này được xây dựng với diện tích 400.000 mét vuông và có khả năng vận chuyển hơn 400.000 tấn hàng hóa. Hiện nay đã có 19 tuyến đường sắt kết nối với trung tâm logistics Kars, đảm bảo hàng hóa lưu thông ổn định.
Tính đến tháng 11/2021, trung tâm này đã tiếp nhận 349 chuyến tàu và xếp dỡ tổng cộng 417.000 tấn hàng hóa. Tuy chưa đạt được mục tiêu nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy những nỗ lực “ghi tên” mình lên bản đồ “Con đường tơ lụa mới”, quyết tâm thu hút các luồng hàng hóa từ đi từ Nga đến Châu Âu và hướng tới các chuyến tàu trung chuyển, các dịch vụ chuyên dụng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Vận chuyển hàng hóa không chỉ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng nguồn thu từ logistics mà còn kéo theo nhiều dịch vụ và hàng hóa khác hỗ trợ cho ngành dọc theo con đường tơ lụa đi qua lãnh thổ của nước này tăng lên.
Huyền Tú
ĐỌC THÊM:
Chuyến tàu chở container đầu tiên xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh và kết thúc tại châu Âu