Dòng máy bay Airbus A380 có đầy đủ những điều kiện tiên quyết để được chuyển đổi thành máy bay chở hàng
. Tuy nhiên, so với những loại máy bay khác, chiếc Airbus A380 quá nặng và quá tốn kém để có thể gia cố thành một chiếc máy bay chở hàng chuyên dụng. Đây là lí do những chiếc máy bay này không còn được ưa chuộng tại thời điểm hiện tại.
Vì sao các hãng hàng không cần nhiều máy bay chở hàng hơn ?
Theo tờ Simple Flying, các chuyến bay chở hàng hóa ngày một nhiều hơn và các hãng hàng không đang gia cố lại máy bay chở khách của họ để phục vụ việc chở hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng. Trong năm 2020, các máy bay sẽ luôn trong tình trạng hết tải. Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, các hãng hàng không đang chuyển hướng sang ưu tiên khai thác các máy bay chở hàng.Vậy tại sao các hãng hàng không lại không tận dụng những chiếc A380 sẵn có cho mục đích này?
Tại sao hãng Qatar không tận dụng máy bay A380 sẵn có mà lại rót tiền thuê 2 chiếc Boeing 797-8F để phục vụ cho việc chở hàng?
Về mặt lí thuyết, chiếc A380 có thể được gia cố thành một chiếc máy bay chở hàng tuyệt vời:
- A380 có kích thước lớn và động cơ mạnh mẽ. Nó có khả năng bay quãng dài và khả năng lưu trữ hàng hóa lớn.
- Sử dụng A380 – loại máy bay đã ngừng sản xuất – làm máy bay chở hàng sẽ giúp cho các hãng hàng không tiếp tục khai thác lợi nhuận từ chúng.
Tuy nhiên, về mặt thiết kế, dòng A380 gặp khá nhiều vấn đề để có thể sử dụng trong việc chở hàng.
Thứ nhất, đây là một dòng máy bay có trọng lượng lớn. Khi so sánh với chiếc Boeing 787-8F, trọng lượng của chiếc A380
Khi so sánh với chiếc Boeing 787 – 8F, trọng lượng khô của A380 lớn hơn nhiều, và kéo theo chi phí vận hành của loại máy bay này cũng đắt đỏ hơn.
Trong điều kiện thực tế, tuy có kích thước rất lớn và có nhiểu không gian để chuyên chở hàng hóa, A380 sẽ đạt trọng tải tối đa của nó trước khi các chỗ trống trong máy bay được lấp đầy,. Điều này là một sự lãng phí không nhỏ đối với các hãng bay vận chuyển hàng hóa.
A380 quá nặng để có thể khai thác tối đa tải trọng của chúng.
Hơn nữa, khoang thứ 2 của chiếc máy bay này không thể chịu được những hàng hóa có trọng lượng lớn như khoang dưới, việc này làm giảm khả năng khai thác của chiếc máy bay. Khoang dưới của chiếc A380 nằm ở phần đầu của máy bay, vì vậy hàng hóa chỉ được đưa vào trong máy bay từ 2 bên sườn. Điều này chậm hơn rất nhiều nếu so sánh với Boeing 747, vì chiếc máy bay này có cửa đằng trước, giúp cho việc xếp hàng hóa vào trong máy bay thuận tiện hơn.
Thêm vào đó, với cấu trúc của A380, các hãng bay sẽ phải nghiên cứu một giải pháp để đưa hàng vào khoang trên của chiếc A380, đồng thời Các sân bay cũng cần được lắp thiết bị cần thiết để phù hợp với giải pháp đó.
Một khó khăn nữa liên quan đến vấn đề về tài chính khi việc gia cố chiếc A380 trở thành máy bay chở hàng sẽ tiêu tốn hàng triệu đô la, đắt hơn rất nhiều so với việc đầu tư một chiếc máy bay chở hàng chuyên dụng.
Cơ hội nào cho những chiếc A380 ?
Liệu còn cơ hội nào cho những chiếc A380 trở thành máy bay chở hàng hay không?
Ban đầu, hãng Airbus đã định bán A380 cho một số công ty lớn như UPS và Fed Ex để sử dụng dưới dạng máy bay chở hàng. Họ cũng đã có một số đơn đặt hàng cho lời mời gọi này. Tuy nhiên, trong quá trình gia cố, chiếc máy bay này đã phát sinh nhiều vấn đề để có thể vận hành như một chiếc máy bay chở hàng. Ngay sau đó, khách hàng của họ đã chuyển hướng sang sử dụng những dòng máy bay của Boeing.
Rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy một chiếc máy bay chở hàng A380 nào vì trên thị trường có quá nhiều sự lựa chọn tốt hơn như Boeing 747, A330… Chiếc máy bay từng được mệnh danh là “nữ hoàng bầu trời” cũng đành phải ngậm ngùi nhường vị thế lại cho những dòng máy bay đời mới hơn.
Nguồn: simpleflying
Biên tập và Dịch: Daniel & Dandelion