Bên ngoài những vấn đề đáng lo ngại của đại dịch Covid-19, ngành thời trang cũng đang đối mặt với nhiều mối quan tâm lớn như chi phí tìm nguồn cung cấp gia tăng, rủi ro và tuân thủ và đa dạng hoá trong chuỗi cung ứng vẫn là những thách thức chính.
Bất chấp sự lạc quan về tương lai của ngành do sự bùng phát dịch, 90% người được hỏi có kế hoạch mở rộng tuyển dụng trong vòng 5 năm tới, đặc biệt là các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng.
Trung Quốc vẫn là nguồn hàng chủ lực trong ngành sản xuất may mặc ngay cả khi các công ty thời trang đa dạng hóa nguồn cung ứng của họ trên khắp châu Á và ở các khu vực kém tiềm năng hơn như ở Mexico và khu vực gần Sahara của châu Phi trong năm nay.
Trọng tâm dài hạn của chiến lược China + 1 là tăng cường khả năng phục hồi, nhưng những người trả lời khảo sát của USFIA cho biết nỗ lực này đi kèm với việc tăng chi phí lao động và chi phí tuân thủ. Trong khi lao động rẻ hơn có thể được tìm thấy bên ngoài Trung Quốc, nơi mức thu nhập trung bình đang tăng lên cùng với sự đánh đổi là rủi ro của các phương thức sản xuất thiếu minh bạch và/hoặc không bền vững. Do đó, các công ty có thể dành thêm thời gian và nguồn lực để tìm các đối tác bên ngoài Trung Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và tuân thủ.
Tác động kinh tế của đại dịch coronavirus đã buộc nhiều công ty phải hoạt động với nguồn ngân sách hạn hẹp hơn. Trong cuộc khảo sát của USFIA, 90% công ty dự tính doanh thu bán hàng sẽ giảm trong năm nay do nhu cầu tiêu dùng giảm.
Các công ty thời trang đã có lúc trì hoãn hoặc hủy đơn đặt hàng vì nhu cầu thấp, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà cung cấp ở Bangladesh và Ấn Độ. “Những người được hỏi dường như ‘cẩn thận’ hơn về việc hủy các đơn đặt hàng đến từ Việt Nam” với lý do đây sẽ là “Trung Quốc mới” để tìm nguồn cung ứng hàng may mặc. Một số công ty, đặc biệt là H&M, đã cam kết trả tiền cho các nhà cung cấp của họ cho các đơn hàng đã được sản xuất.
Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada có hiệu lực vào tháng 7 đã làm dấy lên mối quan tâm mới trong việc chuyển nguồn cung ứng và sản xuất sang khu vực này mặc dù các yêu cầu về quy tắc xuất xứ phức tạp của NAFTA đối với hàng may mặc có thể là một rào cản để gia nhập và áp dụng ưu đãi điển như với các nhà sản xuất vải sợi đan chéo (denim).
Thỏa thuận này cho phép sản xuất sợi dệt trên toàn cầu, nhưng các thành phần như “chỉ khâu, vải túi và dây thun” cần phải có nguồn gốc từ một trong ba quốc gia tham gia để đạt đủ điều kiện
Tim Yu, nhà phân tích rủi ro chuỗi cung ứng tại Resilience360, đã từng chia sẻ rằng các công ty nên lập bản đồ chuỗi cung ứng để hiểu liệu tổ hợp nguồn cung ứng hiện tại của họ có cho phép họ tận dụng các lợi ích của USMCA hay không.
Biên dịch: September