Sự tăng trưởng của dịch vụ đường sắt trên tuyến Á-Âu đang gây lo lắng cho ngành vận tải hàng không. Vận tải đường biển cũng không hề miễn nhiễm với điều đó khi ngày càng nhiều khách hàng đã chuyển sang sử dụng vận tải đường sắt trên tuyến này.
Lượng container từ Trung Quốc đi Châu Âu thông qua đường sắt đãng tăng trường 34% chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Tính riêng trong tháng 6, lượng container đã tăng 72% so với cùng kì năm ngoái.
Lượng hàng xuất khẩu vào Trung Quốc cũng tăng 58% trong nửa đầu năm, và tăng 178% tính riêng trong tháng 6, bất chấp xuất phát điểm khá khiêm tốn (theo dữ liệu từ trang CargoFacts). Trong tháng 7 đã ghi nhận mức tăng trưởng 76% so với lưu lượng hàng từ Châu Âu vào Trung Quốc cùng kì năm ngoái, đạt 54,2000 teu (tính riêng đối với các dịch vụ của UTLC ERA – liên minh đường sắt Á-Âu), lượng hàng hóa từ Châu Âu vào Trung Quốc cũng đã tăng 80%, đạt 15,000 teu.
Theo UTLC ERA, tổng lưu lượng hàng hóa trong 7 tháng đầu năm đã tăng 67%, đạt mức 277,6000 teu, tổng số chuyến tàu là 2,892 chuyến.
Việc hủy lịch tàu và giá cước hàng không tăng cao đã khiến nhiều khách hàng chọn sử dụng vận tải đường sắt nhờ giá cước ổn định hơn và có thời gian vận chuyển nhanh hơn so với đường biển.
Hãng Maersk vừa mới thông báo vào ngày hôm qua rằng, họ sẽ đưa ra một dịch vụ mới kết hợp giữa đường sắt và đường biển nhằm khai thác các cơ hội trên tuyến Á-Âu. Một điều thú vị là hãng tàu này cũng vừa mới bổ nhiệm ông Torben Bengtsson làm giám đốc bộ phận hàng lẻ và vận tải hàng không. Ông Bengtsson từng là người thực hiện sáng kiến của Ceva trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ giữa Trung Quốc và Châu Âu nhằm thay thế cho dịch vụ vận tải hàng không vốn đang có giá cước khá cao tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng mới đều là những bên sử dụng vận tải đường biển chuyển sang, theo Tony Cole, giám đốc dịch vụ chuỗi cung ứng tại Davies Turner chia sẻ: “Một số khách hàng đã chuyển từ sử dụng dịch vụ đường biển hoặc đường hàng không sang đường sắt (khách hàng từng sử dụng dịch vụ hàng không chiếm khoảng 10-15%).”
“Thực sự dịch vụ vận tải đường sắt là cần thiết. Theo tôi, một khi khách hàng đã lựa chọn phương thức vận tải mới và cảm thấy nó phù hợp, họ sẽ tiếp tục sử dụng.”
Dịch vụ đường sắt đã được cải tiến rất nhiều nhờ những công nghệ mới. Trong tuần vừa qua, đã có một chuyến tàu đầu tiên ứng dụng công nghệ giao dịch điện tử trong vận tải hàng hóa.
Đây là một phần của dự án hợp tác giữa 3 công ty là Digital Logistics (công ty con của Russian Railways), Rail Cargo Logistics và TransContainer. Việc liên lạc giữa các bên liên quan đều được tiến hành online.
“Khách hàng sử dụng nền tảng này sẽ nhận được các lời đề nghị, sau có thể tiến hành thanh toán tiền cước và theo dõi đơn hàng thông qua nền tảng giao dịch vận tải hàng hóa điện tử,” Russian Railways giải thích.
Đã có tới hơn 80 công ty đã kết nối với nền tảng này, trong đó bao gồm 72 đơn vị vận tải đường bộ, 3 nhà ga, 3 đơn vị kinh doanh kho bãi và 5 hãng vận chuyển.
UTLC ERA cho hay, những đột phá về công nghệ đã giúp lưu lượng hàng hóa vận tải đường sắt tăng vọt.
“Lưu lượng hàng hóa vận tải đường sắt trong tháng 7 cao kỉ lục có thể một phần nhờ những giải pháp công nghệ mới đã được phát triển bởi Russian Railways, Kazakhstan Temir Zholy (một công ty vận tải đường sắt quốc gia của Kazakhstan) và Belarusian Railways,” theo ông Alexey Grom, giám đốc điều hành UTLC ERA.
“Đặc biệt, dự án tuyến đường sắt qua khu vực biên giới Ozinki/Semiglavy Mar vừa được chấp thuận vào tháng trước, kèm theo đó là lưu lượng hàng hóa trên hành lang vận tải này đã tăng thêm 3 đôi tàu/ ngày,” theo ông Grom.
Daniel