Không có nguồn cung trực tiếp thì ta tái chế
Trung Quốc hồi tháng 7 đã công bố các hạn chế xuất khẩu đối với hai kim loại được xem là “chìa khóa” để sản xuất các thiết bị điện tử, chất bán dẫn là gali và germani, trong một động thái được cho là “ăn miếng trả miếng” của nước này với Mỹ và châu Âu trong cuộc chiến công nghệ leo thang. Các hạn chế đã khiến Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen bày tỏ mối quan ngại của mình trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh.
Lầu Năm Góc mặc dù có dự trữ germani nhưng lại không có gali, họ dự định sẽ sử dụng quyền hạn theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để “ưu tiên việc ký hợp đồng” trước ngày 31 tháng 12, tập trung vào khôi phục gali từ dòng chảy chất thải của các sản phẩm khác. Đây là một phần trong kế hoạch sử dụng Quỹ DPA để đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt của công nghiệp Mỹ với mục tiêu an ninh quốc gia, giống như kho dự trữ của trang thiết bị bảo vệ cá nhân được sử dụng trong đại dịch COVID-19.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết “khôi phục, không phải khai thác, là cách nhanh nhất để tăng cường nguồn cung gali tại Hoa Kỳ.” Quỹ DPA trước đây chưa từng tài trợ cho các dự án tái chế khoáng sản, “mặc dù là đó một thông lệ phổ biến trong ngành để thu hồi nhiều loại khoáng sản quan trọng, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa phải là chủ đề của một dự án DPA.” Các quan chức Bộ Quốc phòng cũng từ chối tiết lộ số tiền sẽ được đưa vào hợp đồng hay số lượng công ty được tìm kiếm tham gia.
Germani và gali là những kim loại không có trong tự nhiên, thay vào đó, chúng được hình thành như là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế các kim loại khác. Tuy nhiên, quá trình xử lý và tinh luyện chúng rất tốn kém, vì vậy các công ty phương Tây thường coi chúng là chất thải. Trong khí đó, Trung Quốc là quốc gia thống trị nguồn cung với 83% germani và 94% gali của thế giới, theo một nghiên cứu của Liên minh châu Âu về các nguyên liệu thô quan trọng trong năm nay.
Gali tái chế có phải là một chiến lược hợp lý?
Gali được sử dụng trong radar Hải quân trên tàu chiến để phòng không và tên lửa, cũng như trong radar trên mặt đất của Quân đội và Hải quân lục chiến để phát hiện tên lửa, pháo binh, cối xay gió, tên lửa hành trình và máy bay không người lái và có người lái. Trong số 47 vật liệu mà Hoa Kỳ phụ thuộc vào nhập khẩu vượt quá 50%, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu duy nhất hoặc là một trong những nguồn hàng đầu cho 25 vật liệu, bao gồm gali, theo Một cuộc điều tra của Địa chất Hoa Kỳ được trích dẫn bởi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung trong báo cáo thường niên năm 2022.
Gali tái chế có thể được lấy từ phế liệu sản xuất wafer bán dẫn và từ các thiết bị chứa gali đã qua sử dụng hoặc bị hỏng. Quá trình tái chế này sẽ biến gali cấp độ trung bình thành gali cấp độ tinh khiết cao hơn, được sử dụng trong sản xuất các thiết bị vi mô tiên tiến.
Nhật Bản đã thành công trong việc tái chế gali và được coi là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này. Điều này như một dẫn chứng vững chắc để Hoa Kỳ và các đồng minh bắt đầu thực hiện chiến lược tái chế gali, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.
Nguyễn Hảo