Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã lên đến đỉnh điểm trong vài ngày qua khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho lực lượng của Điện Kremlin tiến vào hai khu vực ly khai của Nga ở miền đông Ukraine. Quyết định này được đưa ra sau khi ông nói rằng Nga sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba phát biểu rằng các hành động của Nga là khởi đầu “một cuộc xâm lược” vào Ukraine. Tiền của Ukraine bắt đầu giảm giá trị kể từ khi quân đội Nga bắt đầu tập kết ở biên giới. Điều này sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của nước này.
Các nhà phân tích cho rằng, chuỗi cung ứng lương thực, điển hình là lúa mì, lúa mạch và kim loại: đồng, niken,v.v. cũng có thể bị gián đoạn khi cuộc khủng hoảng diễn biến theo hướng xấu hơn.
Ukraine hiện tại được coi là “vựa lúa” của Châu Âu. Đồng thời, cả Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp kim loại và hàng hóa lớn của nhiều nước.
Dưới đây là những rủi ro nếu xung đột quân sự thực sự xảy ra hoặc các biện pháp trừng phạt được áp đặt.
An ninh lương thực bị đe dọa
Các nhà phân tích cho biết Châu Âu phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen của Ukraine. Không chỉ Liên minh châu Âu sẽ bị ảnh hưởng mà nhiều quốc gia ở Trung Đông và châu Phi cũng sẽ gặp khó khăn do phụ thuộc nguồn cung lúa mì và ngô của Ukraine. Do đó, gián đoạn nguồn cung còn có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở những khu vực đó, Dawn Tiura, chủ tịch của Sourcing Industry Group, hiệp hội tìm nguồn cung ứng toàn cầu, chuyên cung cấp cơ hội lãnh đạo, đào tạo và kết nối cho các giám đốc điều hành trong lĩnh vực tìm nguồn cung ứng, mua sắm, gia công phần mềm, chia dịch vụ và rủi ro từ các công ty Fortune 500 và Global 1000. Ngoài ra, Nga cũng là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, cùng với Ukraine chiếm khoảng 29% thị trường xuất khẩu lúa mì toàn cầu.
Ngoài lúa, hàng năm, Ukraine cũng cung cấp một lượng lớn ngô. Cụ thể, Trung Quốc là một trong các quốc gia nhập khẩu rất nhiều ngô từ Ukraine. Năm 2021, Ukraine đã thay thế Mỹ trở thành nhà cung cấp ngô hàng đầu của Trung Quốc.
Sau khi cuộc khủng hoảng trở nên căng thẳng trong những ngày qua, giá lúa mì và ngô đã tăng vọt. Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch tại Chicago đã tăng khoảng 12% kể từ đầu năm nay, trong khi giá ngô kỳ hạn đã tăng 14,5% trong cùng kỳ.
Lạm phát lương thực đang có xu hướng gia tăng tăng và có thể sẽ phát triển theo chiều hướng xấu hơn nếu xung đột vũ trang nổ ra. Per Hong, đối tác cấp cao của công ty tư vấn Kearney, một công ty có trụ sở tại Chicago, Mỹ, đánh giá: “Tình hình giá lương thực tăng sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn khi có thêm các cú sốc về giá, đặc biệt là nếu các khu vực nông nghiệp quan trọng ở Ukraine bị chiếm giữ bởi Nga”.
Hơn nữa, gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng như phân bón – và điều đó sẽ tác động đến nông nghiệp mạnh hơn nữa, Holland cho biết thêm. Năm ngoái, nguồn cung phân bón đã từng thiếu hụt do Đại dịch và tình trạng thiếu container rỗng, dẫn đến giá cả tăng vọt.
Giá kim loại và nguyên liệu thô có thể sẽ biến động mạnh
Xuất khẩu của Ukraine đã tăng đều trong những năm qua và hiện là một nhà cung cấp nguyên liệu thô, sản phẩm hóa chất lớn và thậm chí cả máy móc như các phương tiện giao thông vận tải. Các nhà phân tích cho biết nước này cũng là nhà cung cấp chính về khoáng sản và nhiều sản phẩm khác.
Trong khi đó, Nga kiểm soát khoảng 10% dự trữ đồng toàn cầu và là nhà sản xuất chính của niken và bạch kim. Được biết, Niken là một nguyên liệu thô quan trọng được sử dụng trong pin xe điện, trong khi đồng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất điện tử và xây dựng nhà cửa. Hiện nay, các mẫu ô tô điện thường sử dụng loại pin lithium. Theo số liệu từ phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Mỹ, một bộ pin lithium-ion chứa khoảng 8 kg lithium, 35 kg niken, 20 kg mangan và 14 kg coban. Hiện tại, giá niken đang ở mức cao nhất trong hơn 11 năm qua do nhu cầu ngày càng tăng kết hợp với tình trạng khan hiếm hàng tồn kho. Theo đó, giá chuẩn cho quý trên Sàn giao dịch kim loại London đạt mức 23.565 USD/tấn, tăng 1,8% so với quý trước. Bên cạnh đó, trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, cổ phiếu niken được giao dịch đạt mức cao kỷ lục 176.280 Nhân dân tệ, tương đương 27.796,52 USD/tấn. Do vậy, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đối với ngành công nghiệp ô tô điện trên thế giới là rất lớn.
Ngành công nghiệp chip của Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào đèn neon nhập khẩu từ Ukraine và Nga cũng xuất khẩu một số thành phần quan trọng dùng trong sản xuất chất bán dẫn, động cơ phản lực, ô tô và dùng trong y học.
Tác động đến Đức
Mặc dù toàn Châu Âu đều sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang leo thang này nhưng Đức sẽ là một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất. Atul Vashistha, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty cảnh báo rủi ro chuỗi cung ứng Supply Wisdom có trụ sở tại New York cho biết, Nga cung cấp phần lớn gas và khí đốt tự nhiên dùng trong sản xuất cho Đức. Ông cũng dự báo rằng nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng đến mức xảy ra chiến tranh hoặc các lệnh trừng phạt được áp đặt, sẽ kìm hãm các hoạt động sản xuất của Đức. Được biết, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đức bao gồm ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị vận tải khác, điện tử, kim loại và nhựa.
Thùy Mai
Thách thức mới của ngành logistics khi giá xăng dầu liên tục tăng, đạt mức kỷ lục