Tin tức từ Pfizer và Arcturus những ngày vừa qua đã gây dựng nên niềm tin về một loại vaccine chống Covid-19 hiệu quả sẽ bắt đầu được phân phối trên toàn cầu trong một vài tháng tới.
Pfizer và Arcturus: các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm sinh học (biopharma). Vào đầu tháng 11/2020, các doanh nghiệp này đã thông báo về việc vaccines chống Covid-19 sẽ sớm được đưa ra thị trường trong quý 1 năm 2021.
Một khi vaccine này được kiểm định và đảm bảo về chất lượng, thách thức tiếp theo sẽ là làm sao để vận chuyển chúng một cách an toàn đến tất cả mọi quốc gia. Nhiều khả năng những loại vaccine này sẽ đòi hỏi vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ âm. Thực tế, sự chênh lệch nhiệt độ (Temperature excursion) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tình trạng “temperature excursions” kéo dài thậm chí còn khiến vaccine không còn bất cứ tác dụng nào.
Temperature excursion: là độ lệch về nhiệt độ so với hướng dẫn sử dụng. Theo WHO Model Guidance, temperature excursion diễn ra khi dược phẩm nhạy cảm với nhiệt độ và thời gian (ime Temperature Sensitive Pharmaceutical Product – TTSPP) tiếp xúc với mức nhiệt độ nằm ngoài phạm vi nhiệt độ theo hướng dẫn trong quá trình lưu trữ, vận chuyển.
Việc vận chuyển vaccine từ điểm sản xuất đến các thành phố/vùng miền trên khắp thế giới sẽ không phải là khó khăn chính. Thách thức lớn nhất vẫn là xác định thời điểm vaccine cần được phân phối đến bất cứ nơi nào trong một quốc gia/vùng lãnh thổ. Các bên liên quan cần phải đảm bảo nghiêm ngặt vaccine được vận chuyển với nhiệt độ phù hợp và các lô vaccine cần được đánh dấu và theo dõi liên tục để tránh các nguy cơ mất mát, trộm cắp hay nhầm lẫn về điểm đến. Ngoài ra, việc vận chuyển các sản phẩm bổ trợ như ống tiêm, miếng gạc cũng phải đảm bảo tính chính xác cao. Quy trình logistics ngược (“reverse” logistics) phải được quy định cụ thể, đồng thời, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và nhà sản xuất cũng phải theo dõi cẩn thận quá trình tiêm chủng vaccine.
Để ngăn chặn tình trạng trì hoãn không cần thiết, các cơ quan phụ trách cần phải xem xét cẩn thận các quy định về hải quan và thương mại quốc tế của các quốc gia, đưa ra các giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề không may có thể xảy ra. Nếu có thể, những con đường “green lane” cần được tận dụng để đẩy nhanh tốc độ vận chuyển, đặc biệt đối với các lô vaccine khẩn cấp. Sự đình trệ trong quá trình phân phối do các yếu tố như sai sót trong kiểm soát nhiệt độ, xử lý hàng hóa sai cách hay giấy tờ không chính xác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vaccine.
Green lane: những con đường không được sử dụng thường xuyên bởi cộng đồng. Những con đường này thường đất đá, thô sơ, chất lượng kém và không được đầu tư như những con đường phục vụ xã hội.
Thêm vào đó, vấn đề về tính bền vững và tác động tới môi trường cũng phải được tính đến khi phân phối vaccine. Cụ thể, các bên sản xuất có thể đóng gói bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, chú trọng vào quản lý nguồn rác thải, từ việc xử lý ống tiêm đến việc tái sử dụng các vật liệu đóng gói kiểm soát nhiệt độ chuyên dụng. Nếu lời cảnh báo trước đây của các nhà chính quyền về sức khỏe là chính xác, thì Covid-19 nhiều khả năng là dấu hiệu đầu tiên cho một chuỗi các đại dịch do virus gây ra mà loài người sẽ phải đối mặt trong thế kỷ tiếp theo. Do đó, cần phải đưa ra các biện pháp mang tính dài hạn và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Thực tế, nhiều người không thể nào tưởng tượng ra được quy mô của quá trình phân phối vaccine trên toàn cầu có thể lớn đến mức nào, đặc biệt đối với khu vực phía Nam Trái Đất, nơi có khí hậu khắc nghiệt hơn những vùng khác, hay các khu vực với dân số đông áp đảo trên toàn cầu.
Mặt khác, những giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng vaccine cũng sẽ tạo ra các lợi ích gia tăng cho nhiều quốc gia, khi xem xét đến nền thương mại và dòng chạy tài chính trong tương lai. Những lợi ích này sẽ hiện hữu thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như các tháp kiểm soát chuỗi cung ứng, cơ chế bảo hiểm và thanh toán, cũng như hệ thống theo dõi chuỗi cung ứng lạnh. Sự xuất hiện của các công cụ này sẽ đẩy mạnh xu hướng phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm và dược phẩm.
Một doanh nghiệp, chính phủ hay tổ chức phi chính phủ riêng lẻ sẽ không đủ nguồn lực để giải quyết thách thức chuỗi cung ứng lớn nhất thế kỷ này. Ngay cả trước thời điểm dịch bệnh, “real-time visibility” (Tạm dịch: Tính hữu hình trong thời gian thực) của chuỗi cung ứng rất khó để đạt được do các doanh nghiệp, tổ chức đều không sẵn sàng chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau. Càng có nhiều bên tham gia vào chuỗi cung ứng, thì tính “visibility” càng khó để đạt được. Một giả thuyết tích cực được đưa ra rằng các quốc gia và hiệp hội, liên minh như Đông Nam Á, châu Âu vượt lên trên các hình thức hợp tác công – tư (PPP) và hình thành nên hệ sinh thái phân phối Vaccine (Vaccine Distribution Ecosystems – VDEs) với sự hỗ trợ của công nghệ. Những VDE này sẽ kết nối tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng vaccine để ứng dụng những nền tảng và công cụ công nghệ hiện đại nhất, tích hợp dữ liệu và thông tin xuyên biên giới để tạo ra sự “visibility” thông qua một tháp kiểm soát hợp nhất (unified control tower). Tất nhiên, mô hình này không thể tránh khỏi các hạn chế nhất định, tuy nhiên việc đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện dưới dạng VDE chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể chuỗi cung ứng vaccine, cứu sống được hàng triệu người. Các chính phủ và doanh nghiệp, tổ chức liên quan nên tập trung vào những mô hình hướng đến con người hơn và đưa ra các khung chính sách cho những giải pháp tương tự trong tương lai.
Tìm hiểu cụ thể hơn về chuỗi cung ứng vaccine trong thời điểm dịch bệnh qua báo cáo nghiên cứu của Tiến sĩ Christopher Holmes và tiến sĩ Stephanie Krishnan từ công ty IDC và Tiến sĩ Raymon Krishnan từ Singapore’s Logistics & Supply Chain Management Society ở link: https://bitly.com.vn/xygyl1
Biên dịch: Dandelion