Lưu lượng hàng hóa được vận chuyển về phía Đông thông qua “con đường tơ lụa” đã tăng 44% vào tháng trước. Các forwarder đang tận dụng dịch vụ vận tải đường sắt tuyến Đức-Trung Quốc mới được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vận tải đang tăng cao.
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về “con đường tơ lụa” ở đây
Theo các số liệu từ Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, Lưu lượng hàng hóa đi về phía Đông đã đạt 43,000 teu/tháng, và số lượng chuyến tàu cũng tăng 39% lên 477 chuyến.
Phía DHL Global Forwarding cho hay, họ đang triển khai 2 đoàn tàu mới nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng ngày một cao và góp phần tăng tốc vận chuyển hàng hóa trong khu vực châu Á.
Cuối tháng trước, họ đã bổ sung một dịch vụ đường sắt mới đi từ Ludwigshafen (Đức) đến Tây An (Trung Quốc), thông qua Ba Lan, Belarus, Nga, và Kazakhstan.
Dịch vụ mới nhất của họ chính là dịch vụ chuyển phát nhanh từ Neuss (Đức) đến Tây An (Trung Quốc) thông qua Kaliningrad (Nga). Theo phía DHL, dịch vụ này sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển xuống còn 12 ngày.
Thomas Kowitzki, giám đốc mảng vận tải đường sắt Trung Quốc và vận tải đa phương thức của DHL, cho hay: “Những chuyến tàu mới sẽ vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Trung Quốc thông qua tuyến đường dài 9400km. Toàn bộ hàng hóa sẽ được tập trung tại tỉnh Tây An, sau đó sẽ được DHL phân phối đến những tỉnh/thành phố khác của Trung Quốc và các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản vả Việt Nam.”
Tháng trước, DHL cũng đã chia sẻ rằng lưu lượng hàng hóa đến các quốc gia phía Đông đang tăng cao do châu Á đang phục hồi rất nhanh sau đại dịch.
“Các nhà máy bắt đầu hoạt động trở lại và đang gặp khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu và phụ tùng từ các nhà cung cấp châu Âu,” theo ông Zafer Engin, giám đốc dịch vụ giá trị gia tăng tại DHL Global Forwarding Trung Quốc.
“Trung Quốc có một thị trường tiêu dùng lớn và có nhu cầu rất cao đối với hàng hóa từ nước ngoài. Một ví dụ điển hình cho việc này chính là những lô hàng nước khoáng từ Ý mà chúng tôi đã nhận yêu cầu báo giá vận chuyển.”
Trong khi đó, công ty logistics chuyên xử lý hàng hóa ô tô có trụ sở tại Los Angeles, CFR Rinkens, đang sử dụng dịch vụ đường sắt tuyến châu Âu-Trung Quốc nhằm vận chuyển ô tô nguyên chiếc trên tuyến Bremerhaven đến Trùng Khánh, với thời gian vận chuyển khoảng 18 ngày.
Giá cước vận tải đường sắt đang cao gấp đôi so với giá cước tàu ro-ro, theo CFR. Tuy nhiên, khi đi bằng đường biển sẽ tiêu tốn tới 50 ngày.
CFR đang triển khai dịch vụ gom hàng đường sắt tại Bremerhaven cho nhiều công ty sản xuất phụ tùng của Đức. Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc. CFR cũng cho biết rằng các hãng ô tô như Volvo, BMW, Daimler, Volkswagen và Audi đang tận dụng lợi thế của tuyến đường sắt này.
“Bremerhaven và Trùng Khánh đang được xem như trung tâm chính cho việc vận chuyển hàng hóa ô tô, xe máy (tính riêng trên tuyến con đường tơ lụa), đây cũng là lí do vì sao CFR đang triển khai dịch vụ tại cả 2 thành phố, theo giám đốc CFR ông Alan So.
Đối với dịch vụ vẩn chuyển đường sắt tới các nước phương Tây, CFR đang thay mặt cho Indimo Automotive trong việc nhập khẩu xe ô tô của Trung Quốc vào Đức.
“Việc rút ngắn thời gian vận tải có tác động rất tích cực tới dòng tiền và cho phép chúng tôi đưa các sản phẩm xe hơi của mình ra thị trường nhanh hơn,” theo giám đốc điều hành của Indimo, Uwe Jablonski, “chúng tôi kì vọng giá cước vận tải trên tuyến đi các nước phía Tây sẽ giảm trong thời gian tới do lưu lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa đang ngày càng tăng”.
Daniel