Trung tâm dịch vụ hậu cần và Logistics với tổng diện tích lên tới 72 héc-ta dự kiến được hoàn thành vào năm 2025. Mục tiêu dự án là góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hậu cần trong tỉnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương trong khu kinh tế và những người ở khu vực lân cận.
Phó chủ tịch ủy ban Hà Sỹ Đồng chia sẻ rằng nhà đầu tư sẽ được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu, miễn tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định.
Quảng Trị đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cơ chế rõ ràng và đặc biệt là cam kết của chính quyền địa phương để chào đón và tạo điều kiện đầu tư.
Năm ngoái, tỉnh đã cho phép thực hiện 30 dự án trọng điểm với tổng vốn khoảng 100 nghìn tỷ đồng (4,29 tỷ USD). Điều này đã chứng minh một nỗ lực lớn của địa phương trong công cuộc mở rộng khả năng thu hút đầu tư.
Trong đó có dự án nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 có giá trị lên tới trên 55 nghìn tỷ đồng tại xã Hải Khê của huyện Hải Lăng do chủ đầu tư Thái Lan. Đây là dự án lớn nhất của tỉnh với công suất thiết kế lên tới 1.320 MW.
Các dự án khác có thể kể đến là dự án cảng Mỹ Thuỷ 684 ha đang được xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với tổng vốn đầu tư hơn 14 nghìn tỷ đồng ; nhà máy điện gió Hương Phụng 2 và 3 với tổng vốn đầu tư gần 2,31 nghìn tỷ đồng tại huyện Hương Hòa và tổ hợp du lịch sinh thái 36 ha, trị giá 1,7 nghìn tỷ đồng tại huyện Vĩnh Linh.
Theo chính quyền địa phương, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã thấy được tiềm năng, thế mạnh và khát vọng vươn lên của tỉnh do vậy họ sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại đây.
Tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực mà họ có lợi thế như các nhà đầu tư sản xuất hàng hóa công nghệ cao hoặc những nhà đầu tư tạo điều kiện cho sự phát triển chung của tỉnh.
Biên dịch: September