TOPLINE Thế vận hội Olympics là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hòa bình, nơi mọi vận động viên trên thế giới tụ họp lại để cùng nhau tranh tài. Sự kiện thể thao này được tổ chức 2 năm một lần và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ càng từ nước chủ nhà, nhằm đảm bảo tất cả mọi hoạt động đều diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, với thực trạng dịch bệnh tiếp tục bùng phát mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, Olympics được ví như cơn ác mộng – bài kiểm tra đánh giá tốt nhất về năng lực của hệ thống Logistics toàn cầu.
KEY POINTS
- Các vật dụng và nhu yếu phẩm cần thiết cho toàn vận động viên đều đã được xếp trên các pallet và được chuyển đến nước chủ nhà Nhật Bản từ nhiều tháng trước.
- Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, khắp nơi đều áp đặt các biện pháp giãn cách, hạn chế đi lại, khiến cho việc di chuyển đến Tokyo của các đội tuyển gặp rất nhiều khó khăn
- Các nhà Logistics Nhật Bản đã kỹ lưỡng như thế nào trong quá trình lên kế hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng?
ARTICLE
Hàng dài các container được vận chuyển đến Tokyo
Olympics không chỉ quy tụ hàng triệu vận động viên trên khắp thế giới mà còn tập hợp hàng tỷ các vật dụng khác nhau. Đầu tiên phải kể tới những đồ dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ga giường, chăn, gối và khăn tắm đều được tập kết tại làng Olympics (một tổ hợp gồm 21 tòa nhà dân cư cao tầng ở trung tâm Tokyo). Sau đó là những món đồ thú vị không thể thiếu trong hành lý mang theo của các đội tuyển như nước bù điện giải hay đồ ăn vặt. Và với văn hóa khác nhau, những món đồ được các đội tuyển Olympics gói ghém trong các container cũng rất khác biệt. Ví dụ, như đội tuyển Anh đã mang theo hơn 45.000 túi trà và 8.000 gói cháo ăn liền. Trong khi, đội tuyển Việt Nam của chúng ta mang theo rất nhiều mì gói “Hảo Hảo” để phòng trường hợp các vận động viên không hợp khẩu vị với các món ăn của nước chủ nhà.
Bên cạnh các vật dụng hàng ngày, trong các container chuyển đến Nhật Bản còn mang theo cả các trang thiết bị phục vụ cho luyện tập như thuyền, ca nô, mái chèo, ván lướt sóng, xe đạp, v.v.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, các vật dụng tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ở Olympics như khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, đồ bảo hộ, nước rửa tay lại được chuẩn bị trước nhất. Được biết, hầu hết các vật dụng này đều đã được xếp trên các pallet và được chuyển đến nước chủ nhà Nhật Bản từ nhiều tháng trước. Theo CNA, các container của đội tuyển Brazil đến Nhật Bản từ hồi đầu tháng tư hay thậm chí là sớm hơn vào hồi tháng hai như đội tuyển Anh.
Với khối lượng khổng lồ các vật dụng cần vận chuyển đến Tokyo như đã nêu trên, có thể thấy, Nhật Bản đang phải chịu một áp lực lớn đối với hệ thống Logistics toàn cầu. Đặc biệt là trong bối cảnh Logistics toàn cầu dường như đã quá mệt mỏi, khi phải gánh chịu nhiều hậu quả do dịch Covid-19 gây ra như tình trạng mất cân bằng container ngày một trầm trọng, hay sự đóng băng tại các cảng lớn do tắc nghẽn hay cả những vụ việc hy hữu mà chúng ta đã chứng kiến ở kênh đào Suez vào hồi cuối tháng 3 vừa qua.
“Cơn ác mộng” mang tên Hành trình đến Thế vận hội Tokyo 2020
Việc vận chuyển hàng triệu container đến Nhật Bản được cho là gánh nặng của Logistics toàn cầu. Tuy nhiên, nếu nhìn vào việc hơn 10.000 vận động viên cùng với các huấn luyện viên và trợ lý của họ cùng di chuyển đến Nhật Bản cùng lúc, thì đây không còn là gánh nặng mà là “cơn ác mộng” thực sự đối với hệ thống Logistics.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, khắp nơi đều áp đặt các biện pháp giãn cách, hạn chế đi lại, khiến cho việc di chuyển đến Tokyo của các đội tuyển gặp rất nhiều khó khăn. Hành trình di chuyển, cũng từ đấy mà vòng vèo hơn.
Điều này được thể hiện rõ nhất ở hành trình của đội tuyển Sri Lanka. Sri Lanka, là một quốc đảo nằm ở phía Nam của tâm dịch thế giới “Ấn Độ”, quốc đảo này đang chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng nhanh mỗi ngày, với lượng trung bình hơn 2.000 ca nhiễm trong một ngày. Do đó, Sri Lanka nằm trong danh sách cấm nhập cảnh, quá cảnh của nhiều quốc gia, trong đó có Singapore. Theo lộ trình bình thường, các vận động viên Sri Lanka sẽ quá cảnh ở Singapore, và sau đó sẽ bay thẳng đến Nhật. Tuy nhiên, đội tuyển của quốc gia này đã phải bay sang Doha với hãng bay Qatar Airways, sau đó mới bay sang Nhật Bản. Và theo Suresh Subramaniam, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Sri Lanka, quốc gia này đã phải đặt một vé máy bay dự phòng ở hãng hàng không Srilankan Airlines để quay về, trong trường hợp có những thay đổi đột ngột.
Ngay cả vận động viên quán quân của cự ly 100 mét nữ, Shelly-Ann Fraser-Pryce, cũng không đủ nhanh để thoát khỏi làn sóng mang tên ác mộng Logistics này. Cô đã trải qua một mê cung với nhiều chuyến bay, quá cảnh qua nhiều nước khác nhau. Shelly-Ann Fraser-Pryce, người từng hai lần vô địch Olympic, chia sẻ “Tôi chỉ có hộ chiếu mang quốc tịch Jamaica nên việc đi lại càng khó khăn hơn đối với tôi”.
Việc bay liên tiếp nhiều chuyến bay, cộng với sự trì hoãn lâu do các công tác phức tạp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các vận động viên, khiến họ kiệt sức, chán nản. Lần đầu tiên, cụm từ “hành trình đến Thế vận hội” không còn là những điều trừu tượng của sự thành công và niềm vinh quang, mà là “cơn ác mộng Logistics” đối với cả vận động viên và hệ thống giao thông toàn cầu.
Ngành Logistics Nhật Bản đã “handle” trận đấu như thế nào?
Trước nhiều khó khăn không tên khác nhau, chúng ta hãy cùng xem nước chủ nhà “Nhật Bản” đã chơi trận đấu không cần tài cân sức này như thế nào nhé!
Đầu tiên, hãy nhìn vào vị trí chiến lược của làng Olympics, cách sân bay khoảng 18km, cảng Tokyo 7km và cách cảng Yokohama, nơi tập trung các container hàng, 35km. Bên cạnh đó, còn có 28 địa điểm thi đấu trong vòng bán kính 10km từ làng Olympics, bao gồm cả sân vận động quốc gia Nhật Bản. Do đó, có thể thấy, các nhà Logistics Nhật Bản đã kỹ lưỡng như thế nào trong quá trình lên kế hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng.

Tiếp đến là sự cộng tác của nhiều tổ chức, công ty khác nhau trên khắp đất nước Nhật Bản. Một hệ thống giao thông công phu dành riêng cho Olympics đã được gấp rút hình thành để đảm bảo quá trình vận chuyển của các vận động viên giữa các địa điểm thi đấu có thể tối ưu và mượt mà nhất. Được biết, các quan chức Nhật Bản đã tập kết hơn 2.200 xe buýt và hơn 2.700 ô tô để đáp ứng được nhu cầu di chuyển khổng lồ trong suốt thời gian diễn ra vận hội.

“Nếu bạn không thành công ở bước chuẩn bị, bạn đã chuẩn bị để thất bại”
Đây là câu nói của Mark Spitz, một vận động viên bơi lội người Mỹ, người đã giành được chín huy chương vàng Thế vận hội và lập bảy kỷ lục thế giới. Và câu nói này xin được dành tặng cho nước chủ nhà Nhật Bản.
Với những thành công cho đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã cho thấy họ đã chuẩn bị nhiều như thế nào cho sự kiện thể thao toàn cầu này. Được biết, vào hồi đầu năm, Bộ trưởng Olympic Nhật Bản, Seiko Hashimoto, đã khẳng định rằng Tokyo 2020 sẽ được tổ chức vào năm 2021 với “bất kỳ giá nào”. Thủ tướng Yoshihide Suga cũng đã tuyên bố Thế vận hội sẽ tiếp tục diễn ra, dù có bất cứ khó khăn gì.
Và những gì chúng ta đang thấy là minh chứng cho sự chiến thắng của nước chủ nhà Nhật Bản trong trận chiến này.
Điều gì ở tương lai?
Mặc dù Thế vận hội đang diễn ra rất thuận lợi, nhưng các vấn đề Logistics khi hơn 10.000 người rời khỏi Tokyo cùng một lúc cũng đang là một bài toán đau đầu đối với các nhà hoạch định Logistics toàn cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh biến thể Delta đang đánh sập các hệ thống phòng dịch của nhiều quốc gia trên thế giới, việc di chuyển các vận động viên không chỉ đơn thuần là bài toán di chuyển từ điểm A sang điểm B, mà còn là làm sao để đảm bảo tất cả các hành khách đều được an toàn trước sự tấn công của dịch bệnh.
Hệ thống Logistics toàn cầu đủ khả năng để đưa các vận động viên đến Tokyo an toàn, liệu có thể tiếp tục đảm bảo quá trình trở về nước khi thế vận hội kết thúc?
Và, sự thành công của Olympic Tokyo 2020 cũng là một ngòi súng, báo hiệu nhiều sự kiện thể thao khác có thể diễn ra trên thế giới, mặc cho những ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hiện tại, Paris và Los Angeles đều đang rất khẩn trương trên đường chạy đến Olympics 2024 và Olympics 2028.
Huyền Trân
Đọc thêm:
Olympic Tokyo 2020: Kỳ thế vận hội đáng nhớ với logistics chặng cuối