Theo dữ liệu được cập nhật ngày 5/1 của công ty phân tích vận tải biển Alphaliner, MSC hiện sở hữu hoặc thuê đội tàu để vận chuyển 4.284.728 TEU, vượt xa tổng năng lực vận chuyển 4.282.840 TEU của Maersk.
MSC và Maersk có những toan tính khác nhau và sự kiện này là hệ quả của những thay đổi chiến lược của 2 hãng vận tải. Maersk đã quyết định chuyển trọng tâm từ vận tải biển và hướng đến các ngành kinh doanh có nhiều lợi nhuận hơn, như vận tải hàng không, vận tải đường bộ, kho bãi, vận hành các bến cảng và kinh doanh phần mềm logistics.
Trong khi đó, chiến lược của MSC là tăng cường gấp đôi, xây dựng đội tàu siêu lớn có thể vận chuyển hàng hóa với chi phí thấp nhất có thể. Soren Toft giám đốc điều hành MSC nói thêm rằng “Quy mô không phải là mục tiêu, tăng trưởng, lợi nhuận và hỗ trợ khách hàng mới là mục đích và động lực thúc đẩy MSC phát triển.”
MSC dẫn đầu về container, không phải quy mô đội tàu
MSC đã vượt qua Maersk về năng lực vận chuyển container, tuy nhiên sự thống trị của MSC không rõ ràng. Hiện tại, Maersk vẫn dẫn đầu về quy mô đội tàu, sở hữu và thuê nhiều tàu hơn MSC. MSC đang tìm cách thu hẹp khoảng cách đó bằng cách đặt mua thêm nhiều tàu mới.
Chiến lược của MSC là mua tàu container lớn nhất hiện có vì chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn các tàu nhỏ hơn. Mặc dù chi phí vận hành cao hơn nhưng lại có thể chở được nhiều hàng hơn. Theo Alphaliner, các tàu của MSC chở trung bình khoảng 6.600 TEU, so với mức trung bình 5.800 TEU của Maersk.
Ngôi vương của MSC đã phản ánh các khoản đầu tư mà các hãng tàu lớn nhất thế giới đang thực hiện với hàng tỷ đô la lợi nhuận trong đại dịch. Khi chuỗi cung ứng bình thường hóa vào năm 2022, xa hơn, tương lai sẽ cho thấy liệu quyết định của Maersk đầu tư vào dịch vụ logistics trên đất liền hay chiến lược siêu tàu của MSC là đúng đắn.
Hồng Đào
Maersk xây dựng “kế hoạch mùa đông” chống lại mùa bão xuyên Đại Tây Dương