Chiếc container đặc biệt này đã được đưa lên tàu hỏa vào giữa tháng 7 ở thành phố Hợp Phì, Trung Quốc. Chưa đến hai tuần sau đó, con tàu đưa container đi qua vùng Kazakhstan và Nga, hướng đến Phần Lan. Ở Helsinki, container được gửi đi bằng xe tải theo hướng bắc, sau đó di chuyển sang phía Tây, băng qua biên giới để đến Na Uy.
Vào ngày 04/08, một nhóm những chuyên gia phát triển logistics địa phương đã vui mừng đón chào chiếc container ở khu vực cảng Narvik – một thị trần nằm phía Bắc của Na Uy và là trung tâm cơ sở hạ tầng của quốc gia này.
Kết quả đầy khả quan này đã chứng minh được hàng hóa có thể được vận chuyển dễ dàng từ Trung Quốc sang Na Uy thông qua một tuyến đường mới ở phía Bắc. Đại diện của cảng biển Narvik đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn để khai thác tuyến đường mới này nhờ vào hệ thống hạ tầng kết nối đường sắt với Thụy Điển và Phần Lan, cũng như năng lực tiếp nhận các con tàu cỡ lớn của cảng biển này.
Tuyến đường nhanh và mức cước thấp
Người phụ trách điều phối dự án này, bà Anna Filina, cho rằng tuyến đường sắt này sẽ giúp vận chuyển lượng lớn hàng hóa chế biến, chế tạo từ Trung Quốc đến Narvik, và nguồn thủy hải sản dồi dào theo chiều ngược lại. Đây sẽ mở ra cơ hội phát triển lớn cho nền kinh doanh ở các vùng phía Bắc của Na Uy, Thêm vào đó, những doanh nghiệp ở các vùng miền khác cũng như các quốc gia liền kề như Anh, Mỹ và Canada cũng sẽ được hưởng lợi lớn.
Container đầu tiên rời Trung Quốc để đến Na Uy bằng tuyến đường mới đã được xếp đầy hàng hóa theo đơn đặt từ một công ty Na Uy. Filina khẳng định đây là một tuyến đường bổ sung, thay thế rất tốt cho tuyến đang được vận hành. Một khi tuyến đường mới này đi vào hoạt động, chắc chắn nhiều khách hàng địa phương sẽ tìm đến.
Thực tế, chiếc container đã được vận chuyển từ Helsinki đến Na Uy bằng đường bộ, tuy nhiên, nếu có đủ lượng hàng hóa, các container trong tương lai sẽ hoàn toàn có thể di chuyển đến Na Uy bằng đường sắt xuyên suốt.
Tuyến đường này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh lớn, khi thời gian vận chuyển lô hàng từ Trung Quốc đến Narvik chỉ mất 15-17 ngày, trong khi lô hàng tương tự sẽ mất 1,5 tháng để di chuyển bằng tàu đến cảng Narvik. Giá cước của tuyến đường sắt giữa hai quốc gia này cũng thấp. Theo các chuyên gia phát triển tuyến đường, vận chuyển bằng đường sắt sẽ đắt hơn 30-40% vận chuyển đường biển, nhưng lại rẻ hơn 7 lần so với đường hàng không.
Các đối tác Phần Lan
Một trong những bên tham gia vào dự án lần này là Nurmenen Logistics, một công ty Phần Lan với nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận. Doanh nghiệp này cũng đã thực hiện vận chuyển nhiều lô hàng đến Trung Quốc, và hiện đang vận hành tàu hòa chở hàng đi qua Nga và Kazakhstan với tần suất hai tuần một chuyến.
Hiện tại, họ chủ yếu vận chuyển các hàng gỗ, giấy và máy móc điện tử. Trong tương lai, những container lạnh chở thủy sản Na Uy sẽ tham gia vào chuỗi logistics này để đến được Trung Quốc.
Cảng Narvik cũng có mối quan hệ hợp tác với Kouvolo Innovation Centre (Trung tâm sáng tạo Kouvono) – một doanh nghiệp logistics Phần Lan khác để phát triển các giải pháp vận tải toàn diện, kết nối châu Âu và châu Á.
Những thách thức về chính trị
Tuy nhiên, sự phát triển của tuyến đường vận tải mới này vẫn gặp nhiều vấn đề nhất định, đặc biệt phải xem xét đến yếu tố chính trị.
Mãi đến tháng 12, năm 2019, Nga mới cho phép vận chuyển đường sắt qua lãnh thổ của quốc gia này đối với các hàng hóa nằm trong danh sách trừng phạt thương mại với các nước phía Tây. Chính sách này đã giúp xóa bỏ rào cản quan trọng trong chiến lược vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giữa châu Âu và Trung Quốc.
Vào năm 2009, Hội đồng Nobel Na Uy quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho nhà hoạt động xã hội Liu Xiaobo và sự kiến này đã dẫn đến sự ngưng trệ trong trao đổi thương mại và hợp tác giữa Na Uy và Trung Quốc.
Ông Kagnar Krogstad, giám đốc phát triển ở cảng Narvik, gợi nhớ lại thời điểm khi công ty của ông đang lên kế hoạch về tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và chính sự xung đột chính trị giữa hai quốc gia đã chấm dứt toàn bộ ý tưởng và hoạt động của doanh nghiệp đối với dự án này, Và thời điểm này lại mở ra một cơ hội vàng mới để khởi động lại kế hoạch đẩy mạnh giao thương bằng đường sắt, nhất là khi chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến độ của sáng kiến “One Belt, One Road”.
Biên dịch: Dandelion