Những người hoạt động trong lĩnh vực logistics chắc chắn đã từng nghe về tổ chức IATA, nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về cách thức và phạm vi hoạt động của tổ chức này. Vậy hôm nay, the Logistician sẽ đem lại một bức tranh khái quát về Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA).
IATA viết tắt của cụm “International Air Transport Association”, được thành lập vào tháng 04/1945 ở Havana, Cuba. Trụ sở hiện tại của IATA nằm ở Montreal, Canada; văn phòng điều hành đặt tài Geneva, Thụy Sĩ.
Tính đến nay, IATA có đến 290 hãng hàng không thành viên từ 120 quốc gia, cùng với 480 đối tác chiến lược.
Nhiệm vụ chính của IATA là đại diện, lãnh đạo và phục vụ ngành hàng không toàn cầu thông qua những tiêu chuẩn, quy định, và điều lệ đối với các hãng hàng không thành viên.
Mục đích hoạt động của IATA bao gồm:
(1) Nâng cao sự an toàn của ngành hàng không, hướng đến lợi ích của toàn thể hành khách trên thế giới;
(2) Cung cấp các phương thức, cơ hội hợp tác giữa các hãng hàng không trên toàn cầu, đảm bảo tuân thủ đúng các luật lệ, quy định;
(3) Hợp tác với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và những tổ chức quốc tế liên quan khác.
Cơ cấu tổ chức IATA:
IATA có 06 bộ phận chính, được quản lý bởi một Hội đồng (Board of governors) gồm 31 lãnh đạo được bầu cử trong Đại hội các hãng hàng không thành viên hàng năm.
IATA hỗ trợ như thế nào cho các bên liên quan (stakeholder)?
- Đối với khách hàng: IATA đơn giản hóa quy trình chuyên chở hàng hóa, hành khách, đồng thời tối ưu hóa chi phí. Khách hàng hoàn toàn có thể đặt vé bay chỉ thông qua một cuộc gọi, thanh toán bằng một loại đơn vị tiền tệ và sử dụng tấm vé đó cho nhiều hãng hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau.
- IATA đảm bảo các hãng hàng không thành viên vận hành an toàn, hiệu quả và đạt tính kinh tế cao với những điều luật, tiêu chuẩn chung.
- IATA hỗ trợ kết nối các hãng hàng không, đại lý và các bên liên quan khác thông qua hệ thống tài chính tập trung
- Chương trình đối tác chiến lược của IATA tạo ra mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ về chuyên môn và đưa ra những giải pháp thiết thực cho các hãng hàng không thành viên.
- Đối với chính phủ các nước, IATA đảm bảo các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ thường xuyên được cập nhật về tình hình ngành hàng không để từ đó chính phủ có thể đưa ra những quyết định hợp lý, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành.
Điều kiện để một hãng hàng không trở thành thành viên của IATA:
Hãng hàng không cần thực hiện đủ 03 bước sau thì mới đủ điều kiện để trở thành thành viên chính thức của IATA, đó là:
(1) Chứng chỉ kiểm soát an toàn khai thác của IATA (IOSA – IATA Operational Safety Adit): là chương trình đánh giá an toàn khai thác của IATA, bao gồm các tiêu chuẩn, quy định và quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đánh giá năng lực hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt động của các hãng hàng không, từ đó kiểm soát khả năng xảy ra tai nạn máy bay.
(2) Vòng đánh giá hành chính bởi Phòng ban quản lý về thành viên hiệp hội (Membership Department)
Hãng hàng không phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
(3) Thanh toán đầy đủ các khoản phí, bao gồm:
Riêng tại Việt Nam, các hãng hàng không đều là thành viên của IATA, trong đó:
- Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên IATA từ năm 2006
- Vietjet trở thành thành viên IATA từ năm 2017
- Bamboo Airways trở thành thành viên IATA từ năm 2020
Biên dịch: Dandelion