Người bán không còn phải chịu chi phí quảng cáo để các danh mục sản phẩm được hiển thị trên Google Shopping. Điều đó quan trong tới mức nào?
“Bắt đầu từ ngày 27 tháng 4, các cửa hàng của Mỹ có thể đăng tải danh mục sản phẩm để bán hàng (listings) trên Google Shopping mà không phải trả tiền cho quảng cáo. Chính sách listings hàng miễn phí này sẽ được Google áp dụng toàn cầu trong vòng vài tháng tới. Sự thay đổi này đã được hoạch định một thời gian, tuy nhiên, do tác động của đại dịch covid khiến cho nhu cầu mua sắm tăng vọt, Google Shipping đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách này. Google vẫn sẽ tính phí cho những sản phẩm được quảng cáo ưu tiên hiển thị đầu tiên giống như trước đây.” – Bill Ready – Chủ tịch mảng thương mại điện tử của Google chia sẻ với Verge.
Hành động này của Google chủ yếu nhắm tới việc thu hút các nhà bán lẻ từ các nền tảng bán hàng trực tuyến lớn như Amazon, Ebay, Etsy. Amazon không tính phí đăng tải danh mục sản phẩm bán hàng thay vào đó họ sẽ thu tiền trực tiếp trên mỗi đơn vị sản phẩn được bán ra. Tuy nhiên do tác động của dịch bệnh, dịch vụ giao hàng tận nơi của Amazon không còn được áp dụng cho những mặt hàng không thiết yếu. Đây chính là thời điểm lợi thế dành cho Google nhưng liệu điều đó đã đủ để thu hút thêm nhiều nhà bán lẻ/chủ cửa hàng sử dụng nền tảng bán hàng trực tuyến hay chưa.
Đã xuất hiện một vài động thái nhằm cải tiến Google Shopping như việc thiết kế lại giao diện vào mùa Xuân năm ngoái. Theo báo cáo của Reuters, ban giám đốc của Google đã thảo luận trong nhiều tháng để tìm cách lật đổ đế chế Amazon mà không cần phải bỏ ra hàng tỷ đô để xây dựng lại toàn bộ hệ thống hay đầu tư cho dịch vụ giao hàng tận nơi. “Việc cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển sẽ rất khó khăn và cực kỳ tốn kém và vẫn không thể giúp Google vượt qua được đối thủ Amazon” – Cựu giám đốc của Google đã nói với Reuters. Một số giám đốc đã xem xét, thảo luận việc hợp tác với một vài công ty vận tải nhằm hỗ trợ Google cung ứng dịch vụ giao hành hỏa tốc như Amazon. Tuy nhiên, cũng theo Reuters, phương án này đã không được phê duyệt bởi ban giám đốc cấp cao.
Amazon tạm hoãn dịch vụ hoàn tất đơn hàng cho những mặt hàng không thuộc danh mục “nhu yếu phẩm”.
Đây là thời điểm lợi thế dành cho Google khi nhiều nhà bán lẻ nhỏ và nhà cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng đang tỏ ra không hài lòng với dịch vụ của Amazon. Một trong số đó là Amazon đã thông qua chính sách chỉ cung cấp giao hàng miễn phí đối với các giao dịch lớn hơn 25$ vào tháng 1. Đến tháng 3, khi các đại lý đang gắng sức để phục vụ nhu cầu tăng vượt bậc do đại dịch thì Amazon ngừng thực hiện các đơn hàng đối với các mặt hàng không thiết yếu. Nếu như trước đây, người bán chỉ cần gửi lô hàng sỉ đến Amazon, sau đó hàng sẽ được xử lý và gửi đến người mua tương ứng thông qua dịch vụ “Fulfilled by Amazon”, thì hiện tại, nhiều nhà cung ứng đang phải vật lộn tìm phương án thay thế để hàng đến được tay người nhận.
Tuy nhiên, các nhà bán lẻ vẫn tin rằng dịch vụ “Fulfilled by Amazon” sẽ sớm được cung ứng trở lại một khi Amazon, hiện đang thuê thêm 100.000 lao động, kiểm soát được tình hình vận tải. Hơn nữa, cho dù được miễn phí đăng tải danh mục mặt hàng, Google Shopping vẫn có thể thu được một phần lợi nhuận từ người bán khi họ cho phép khách hàng thanh toán điện tử qua tính năng “Buy on Google”.
Thực tế, người mua hàng vẫn ưa chuộng tìm kiếm sản phẩm trên Amazon, nhờ vào sự đa dạng về lựa chọn, đánh giá sản phẩm, cũng như sự thuận tiện và đáng tin cậy của Amazone Prime Shipping.
Amazon prime là một dịch vụ giành cho các user VIP, những người dùng này sẽ được rất nhiều ưu đãi như khuyến mãi, giao hàng miễn phí,…
Vậy, liệu rằng việc để cho các đại lý đăng tải danh mục sản phẩm để bán hàng miễn phí có giúp Google vượt lên trên tất cả? Câu trả lời có thể là không. Nếu Google muốn trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến, họ sẽ phải làm được nhiều điều hơn nữa./.
Biên tập và dịch: September