Nhật Bản dự kiến xả nước thải phóng xạ ra biển
Nhật Bản đã quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý xuống biển và đây là một quyết định gây tranh cãi. Nguyên nhân chính của quyết định này là do tình hình khủng hoảng chứa nước thải phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Tính đến tháng 2, hơn 1,32 triệu tấn nước ô nhiễm đã qua xử lý được chứa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, chiếm 96% năng lực lưu trữ. Theo kế hoạch, quá trình xả nước này sẽ được thực hiện từ năm 2023, dự kiến sớm nhất vào tháng 8 và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.

Nhật Bản cam kết rằng trước khi xả nước thải, họ đã xử lý và loại bỏ hơn 60 nguyên tố phóng xạ nguy hiểm, chỉ còn Tritium là còn lại. Tritium được cho là ít nguy hiểm hơn các nguyên tố phóng xạ khác và tồn tại tự nhiên trong môi trường. Nhưng việc xả Tritium xuống biển cũng gây ra lo ngại từ phía cộng đồng quốc tế về tác động tiềm năng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản trong khu vực.
Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng.
Làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân Hàn Quốc
Với sự ủng hộ đặc biệt đến từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Thủ tướng Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục đưa ra lời giải thích đến người dân và cộng đồng quốc tế để có được sự chấp thuận cả trong và ngoài nước. Mặc dù Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt thông tin chi tiết và các lý giải khoa học nhằm chứng minh độ an toàn của nước xả thải, thế nhưng có vẻ những điều đó vẫn chưa thể thay đổi cái nhìn của người dân trong và ngoài nước.
Theo tờ Hankyoreh (Hàn Quốc), nước nhiễm xạ trong các bể chứa tại Fukushima sau khi qua hệ thống lọc không đơn thuần chỉ chứa Tritium mà khoảng 70% lượng nước này còn chứa các chất phóng xạ chết người khác như Cesium, Strontium hay Iodine.

Chính vì vậy, người dân ở các quốc gia Đông Bắc Á đặc biệt là Hàn Quốc có phản ứng dữ dội với hành động này. Họ tin rằng nguồn nước xả thải này là độc hại, nó sẽ làm ô nhiễm môi trường biển, tác động xấu tới nguồn cung hải sản và muối. Cũng bởi những bằng chứng của Nhật Bản chưa tiếp cận đến tất cả người dân nên số lượng đơn đặt hàng thủy hải sản đã giảm xuống đáng kể, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động mưu sinh của các ngư dân Hàn Quốc.
Trước những lo ngại về mức độ ô nhiễm của nước biển, người dân Hàn Quốc đã đổ xô đi mua và dự trữ muối. Bởi vậy, muối ngay lập tức trở thành một mặt hàng rất thịnh hành, hình ảnh các kệ muối trống rỗng dần trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Hành động này đã đẩy giá muối tại Hàn Quốc trong tháng 6 tăng gần 27% so với 2 tháng trước. Tuy nhiên, chính phủ nước này lại cho rằng, cầu muối tăng là do vấn đề thời tiết biến động và sản lượng muối thấp. Ông Song Sang Keun, Thứ trưởng Bộ Thủy sản cho biết chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ xuất kho khoảng 50 tấn muối một ngày cho đến ngày 11/7, với mức chiết khấu 20% so với giá trị trường.

Quan điểm của các quốc gia khác trước động thái của Nhật
Đối với động thái này của Nhật, Trung Quốc và một số đảo quốc ở Thái Bình Dương, như Hàn Quốc và Đài Loan, đã lên tiếng phản đối quyết định của Nhật Bản. Họ bày tỏ lo ngại về tác động tiềm năng của việc xả nước thải phóng xạ lên môi trường biển và nguồn lợi thủy sản trong khu vực. Các quốc gia này đều yêu cầu Nhật Bản tái xem xét quyết định và tìm kiếm các phương án xử lý nước thải khác.

Ngược lại, Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Nhật Bản. Chính phủ Mỹ cho rằng Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý và loại bỏ các nguyên tố phóng xạ nguy hiểm khỏi nước thải. Họ tin rằng việc xả nước thải phóng xạ sau xử lý là một phương án hợp lý và tối ưu trong tình huống hiện tại.
Về phía Nga, chính phủ nước này đưa ra quan điểm trung lập về vấn đề này. Họ đề nghị Nhật Bản cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét các khía cạnh khoa học và môi trường trước khi thực hiện quyết định. Mặc dù không phản đối trực tiếp, Nga nhấn mạnh rằng việc xả nước thải phóng xạ xuống biển vẫn cần được tiến hành một cách cẩn trọng và theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Thanh Thảo, Thạch Thảo