Bài học kinh nghiệm từ các chuỗi cung ứng hàng đầu
Trong một năm vừa qua, chuỗi cung ứng phải chứng tỏ mức độ nhanh nhẹn và linh hoạt chưa từng có để vượt qua những thách thức của đại dịch và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Gartner cho rằng các chuỗi cung ứng khác biệt ngày nay không chỉ đơn thuần là thực hiện hoạt động logistics hiệu quả mà các tổ chức còn cần phải hiểu được giá trị của khách hàng, đầu tư và không ngừng cải tiến công nghệ, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và tổ chức thành công các mục tiêu ESG.
- Sử dụng những năng lượng mới và chú trọng vào chuỗi cung ứng, không chỉ thúc đẩy các chương trình “xanh” và liên quan đến con người mà còn đảm bảo ngân sách tiếp thị để tài trợ cho các sáng kiến này, đồng thời làm tăng thêm giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư.
- Chuyển đổi chuỗi cung ứng để hỗ trợ các đề xuất của khách hàng bằng cách xây dựng các khả năng để kích hoạt các mô hình kinh doanh “như một dịch vụ” cũng như các giải pháp có thể kết hợp giữa khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Ứng dụng công nghệ để phát triển và chuyển đổi kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đưa ra các quyết định tự động, sâu sắc hơn trong việc cung cấp và quản lý sản phẩm trên quy mô lớn.
Top 25 chuỗi cung ứng Gartner 2021
Mỗi năm, các nhà phân tích của Gartner nghiên cứu chuỗi cung ứng của hàng trăm công ty. Ngoài ý kiến của các tổ chức liên quan và Gartner, bảng xếp hạng dựa trên điểm số của các thuộc tính chính như ESG, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản vật chất (ROPA) trong ba năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu và vòng quay hàng tồn kho (giá vốn hàng bán năm 2020/hàng tồn kho trung bình hàng quý năm 2020). Dưới đây là danh sách 25 công ty hàng đầu, cùng với điểm tổng hợp của họ:
* Điểm tổng hợp: (Ý kiến các tổ chức ngang hàng * 25%) + (Ý kiến nghiên cứu của Gartner * 25%) + (ROPA * 20%) + (Vòng quay hàng tồn kho * 5%) + (Tăng trưởng doanh thu * 10%) + (ESG Điểm thành phần * 15%) + Dữ liệu năm 2020 được sử dụng nếu có. Nếu không có sẵn, dữ liệu cả năm có sẵn mới nhất được sử dụng. Tất cả dữ liệu thô được chuẩn hóa theo thang điểm 10 trước khi tính toán tổng hợp.
Cisco Systems đạt vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp, tiếp đến Colgate-Palmolive, Johnson & Johnson lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và ba. Bên cạnh đó, bốn công ty mới tham gia danh sách năm nay gồm có Dell Technologies, Pfizer, General Mills và Bristol Myers Squibb.
Tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ và có nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cùng với vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng đã đưa Cisco lên vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng (lần thứ hai liên tiếp Cisco đứng đầu). Sự nhanh nhạy của Cisco đã giúp công ty ưu tiên khả năng hội nghị truyền hình và cơ sở hạ tầng quan trọng cho các bệnh viện và nghiên cứu vắc xin.
Kể từ năm 2015, Gartner cũng đã dùng danh hiệu “Masters” để công nhận sự xuất sắc của các chuỗi cung ứng bền vững. Để được coi là Masters, các công ty cần phải nằm trong top năm các công ty có điểm tổng hợp cao nhất trong ít nhất 7 trong số 10 năm qua. Mặc dù không góp mặt trong danh sách năm này, song tất cả các công ty được công nhận danh hiệu “Master” năm ngoái như Amazon, Apple, P&G, McDonald’s và Unilever đều đủ điều kiện cho hạng mục năm nay.
Minh Ngô
ĐỌC THÊM:
TOP 10 HÃNG TÀU CONTAINER LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020