Lưu lượng hàng hóa vào cảng giảm nghiêm trọng
Kể từ năm 1983, đây là lần đầu tiên sản lượng hàng hóa tại các cảng biển của Vương quốc Anh sụt giảm mạnh nhất. Cụ thể, theo Drewry Maritime Advisors, hãng nghiên cứu tư vấn hàng hải của Anh, lượng hàng hóa giao dịch tại các cảng của nước này dự kiến chỉ đạt khoảng 408 triệu tấn trong năm nay (giảm 13,5% so với năm 2019).
Theo số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải Vương quốc Anh (DfT), trong quý I năm 2021, tổng trọng tải hàng hóa tại các cảng đạt 103,9 triệu tấn (giảm 9% so với cùng cùng kỳ năm ngoái) và lưu lượng giao thông chỉ đạt 4,2 triệu đơn vị (giảm 13%). Trong quý II, tổng trọng tải hàng hóa và lưu lượng giao thông đều có chiều hướng tăng so với cùng kỳ.
Dự kiến đến năm 2026, khối lượng hàng hóa tại các cảng của Anh sẽ bắt đầu phục hồi nhưng khó có thể đạt được mức sản lượng như thời điểm trước đại dịch. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu đối với các sản phẩm dầu và khí đốt tiếp tục giảm khi Anh triển khai các kế hoạch giảm thải khí carbon theo cam kết chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đến từ…
Đầu tiên, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với thiếu hụt tài xế đã gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng của Anh trong nửa cuối năm 2021. Ví dụ, tại các bãi container của Felixstowe có đến 11.000 container chứa các lô hàng PPE đang bị mắc kẹt.
Ngoài ra, nhu cầu năng lượng giảm xuống kéo theo sản lượng dầu sản xuất ở Biển Bắc cũng giảm xuống. Trong khi đó, Biển Bắc vốn có vai trò thương mại quan trọng của Anh và là nơi chiếm ⅓ sản lượng của các cảng biển.
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là quyết định rời khỏi liên minh châu Âu (EU). Vương quốc Anh đã phải đối mặt với áp lực hậu cần do việc kiểm tra biên giới theo Thỏa thuận Brexit được thực hiện tại các cảng của EU. Điều này đã khiến một lượng lớn hàng hàng hóa bị sụt giảm.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và một số mặt hàng khác như vật liệu xây dựng tại Anh tăng mạnh hậu Covid-19 mới là nguyên nhân chính dẫn đến lượng hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng tại các cảng của Anh.
Theo nhiều nghiên cứu, sự sụt giảm sản lượng diễn ra chủ yếu tại các cảng thuộc sở hữu của khu vực tư nhân. Chính phủ Anh nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh như sử dụng năng lượng điện để giảm lượng carbon trong các thiết bị vận chuyển để cải thiện lưu lượng hàng hóa trong tương lai.
Huyền Tú
Mỹ: Các cảng vận hành 24/7, giúp giảm áp lực lên chuỗi cung ứng