Nhiều bang đã tái áp đặt phong tỏa cùng với các biện pháp hạn chế, ngoài ra, trong tình huống dịch bệnh lây lan mạnh có thể phong tỏa cục bộ. Có lẽ, làn sóng phá sản mới sẽ là “kịch bản” tồi tệ nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ phải chuẩn bị ngay lúc này.
Các nhà bán lẻ Đức trước làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư
Tình hình có vẻ căng thẳng hơn khi số ca mắc mới COVID-19 tăng đáng kể trong cả nước đã dẫn đến việc áp đặt những biện pháp hạn chế mới, dường như khó khăn bây giờ mới thực sự bắt đầu. Một số nhà bán lẻ tại Đức nghi ngờ khả năng chống chọi của mình trước làn sóng COVID-19 mới và chuẩn bị kịch bản phải nộp đơn xin phá sản.

Lệnh phong tỏa tại một số bang đã có hiệu lực. Tại bang Bayern hầu hết các cửa hàng bán lẻ phải tạm thời đóng cửa. Đối với bang Sachsen và Brandenburg, ngoài các hạn chế từ lệnh phong tỏa, hai bang này đã áp đặt thêm các biện pháp nghiêm ngặt hơn, theo đó chỉ cho phép những người đã tiêm phòng đầy đủ hoặc đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 đi mua sắm (các cửa hàng tạp hóa không bị ảnh hưởng). Bộ trưởng Y tế Đức cho biết không loại trừ khả năng sẽ áp đặt phong tỏa toàn quốc nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng.
Chia sẻ từ chủ các cửa hàng bán lẻ
Nhiều chủ cửa hàng trong các trung tâm mua sắm tại nhiều bang bị phong tỏa cho biết, doanh số bán hàng đã giảm đáng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng với hãng truyền thông DW, họ chưa dự trữ hàng cho mùa Giáng sinh vì không hy vọng bán được nhiều hàng, nếu quyết định dự trữ hàng hóa, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nguồn cung do nhu cầu thị trường vẫn chưa trở lại bình thường.

Ông chủ của một cửa hàng đồ lót Herzog & Brauer chia sẻ với DW rằng các cửa hàng vẫn chưa thực sự phục hồi hoàn toàn khi đại dịch COVID-19 lắng xuống một thời gian, lý do là vì có rất nhiều người nhận ra việc mua sắm trực tuyến tiện lợi hơn rất nhiều so với việc mua sắm truyền thống, từ đó, họ không còn đến các cửa hàng bán lẻ nhiều như trước.
Huyền Tú
ĐỌC THÊM:
Vì sao Lotte Mart luôn thua lỗ trong cuộc chiến bán lẻ tại Việt Nam?