Giá cước từ Trung Quốc đến Châu Âu vẫn tiếp tục giảm 4.64% vào ngày 13 tháng 7, đạt mức 3.08$/kg. Tuy nhiên, theo TAC Index, giá cước từ Châu Á đi Mỹ vẫn tăng 3.42% lên mức 4.53$/kg.
Trang Freight Investor Service cho rằng mức tăng này đánh dấu một sự điều chỉnh rất nhanh chóng của thị trường đối với thông tin cho rằng các hãng bay Mỹ đang hủy nhiều chuyến tới Hong Kong do đất nước này yêu cầu toàn bộ thành viên tổ bay phải được xét nghiệm Covid-19 khi đến sân bay và họ có thể sẽ bị cách ly 14 ngày.
Hãng American Airlines đã hoãn việc khôi phục các chuyến bay đến Hong Kong tới ngày 5 tháng 8, trong khi hãng United đã hủy tất cả những kế hoạch khôi phục tuyến bay của mình (chỉ những kế hoạch đang chờ xét duyệt).
“Những yêu cầu về việc kiểm tra sức khỏe tại các sân bay tại Hong Kong sẽ một lần nữa gây ra tình trạng khan hiếm tải,” theo ông David Wystrach, giám đốc vận tải hàng không thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại Flexport.
“Một số hãng hàng không đã rất nhanh tay sử dụng lượng tải từ các chuyến bay hành khách khu vực nội Á nhằm tận dụng lượng tải quốc tế từ các sân bay khác đến Mỹ, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian di chuyển và chi phí vận hành”.
“Các doanh nghiệp trong ngành hàng không và cả các đơn vị sử dụng dịch vụ cần phải linh hoạt hơn trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với thị trường trong thời gian tới giữa bối cảnh giá cước tiếp tục biến động.”
Ông cho rằng giá cước sẽ tiếp tục biến động: “Tuy chúng ta có thể thấy thị trường đang dần hồi phục vào tuần trước, nhưng một số khu vực vẫn gặp phải tình trạng kẹt tải. Sự biến động của thị trường có thể được thấy rõ trong việc giá cước lên xuống theo tuần.
“Việc này sẽ gây ra nhiều điều bất định trong thời gian tới, và đặc biệt là trong mùa cao điểm. Trở nên linh hoạt hơn và xác định rõ ngày hàng hóa có thể sẵn sàng lên máy bay sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc dự đoán và lên kế hoạch vào lúc này.”
Các hãng hàng không đang phải vật lộn để có thể quản lí mạng lưới của mình trong bối cảnh giá cước và nhu cầu liên tục thay đổi, đặc biệt là trong việc tận dụng những chuyến bay hành khách giá rẻ cho việc chở hàng”.
IAG Cargo mới đây vừa công bố lịch bay mới, cho thấy hãng vẫn đang cố gắng duy trì các tuyến bay hiện tại nhưng sẽ giảm tần suất bay đến nhiều địa điểm (nhưng đồng thời cũng tăng tần suất bay đối với những tuyến khác). Các địa điểm khu vực Bắc Mỹ như Atlanta, JFK, Boston, Chicago và Miami đang tiếp nhận nhiều hơn các chuyến bay từ London, nhưng các chuyến bay từ Madrid thì lại ít hơn nhiều so với trước đây (cũng có rất ít chuyến bay từ Marid đến Nam Mỹ). Hong Kong, Bắc Kinh và Thượng Hải cũng tiếp nhận các chuyến bay hàng ngày từ London, trong khi Bangkok, Singapore và Narita lại có tần suất ít hơn nhiều.
Một khách hàng cho hay: “IAG Cargo đã giảm thiểu một vài chuyến bay, có thể là do họ không đủ chi phí trang trải cho một vài tuyến bay với mức giá cước hiện tại, hoặc do nhu cầu quá thấp”.
Freight Investor Service cho rằng tính bất định trên thị trường sẽ còn ảnh hưởng tới việc gia hạn hợp đồng.
“Nhìn chung, thị trường vẫn đang có những dấu hiệu đi xuống. Những cái nhìn bi quan về tương lai của thị trường sẽ tác động đến việc mua bán tải giữa các hãng bay và gia hạn hợp đồng lâu dài.”
Freight Investor Service cho hay: “Tuy thị trường vẫn còn phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sẽ ứng phó thế nào với sự thay đổi của toàn ngành, cơ hội vẫn rất rộng mở và việc thực hiện hợp đồng đúng lúc sẽ giúp giá cước bình ổn hơn, trong khi vẫn phải chịu những tác động của việc biến động giá”.
Daniel