Thực tế, từ cuối những năm 1990, ý tưởng số hóa vận đơn đường biển đã được thử nghiệm bởi nhiều công ty, tuy nhiên, các dự án đó đều đi vào quên lãng. Tradelens – Một nền tảng blockchain của IBM và Maersk từng mô tả vận đơn điện tử là “chén thánh của thương mại thế giới”, để nhấn mạnh những thách thức, khó khăn trên con đường chinh phục nó.
Tuy nhiên, cho dù quy mô áp dụng còn nhỏ lẻ và việc thiếu cách thức tiêu chuẩn để tiến tới số hóa vận đơn, một số hãng tàu và nhà cung ứng giải pháp đã nỗ lực phát triển nhiều sáng kiến để xây dựng hệ thống vận đơn điện tử độc quyền.
Ông André Simha, chủ tịch DCSA, đồng thời là giám đốc đổi mới và kỹ thuật số toàn cầu của MSC chia sẻ: “Đại dịch COVID-19 đã khiến cho các công ty đặc biệt quan tâm đến những điểm vượt trội của hệ thống vận đơn điện tử. Gần đây, vấn đề giấy tờ do sự trì hoãn trong vận chuyển đường hàng không đã khiến hàng hóa đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng do
DCSA đã lượng hóa và ước tính mức chi phí tiết kiệm được nếu chuyển từ vận đơn giấy truyền thống sang vận đơn điện tử. Một nghiên cứu đã chỉ ra tổng chi phí của việc chuẩn bị và phát hành vận đơn giấy gấp ba lần so với chi phí cho vận đơn điện tử. DCSA dự đoán đến năm 2030, khoảng 4 tỷ đô la sẽ được tiết kiệm nếu 50% ngành vận chuyển container áp dụng vận đơn điện tử tiêu chuẩn hóa cao.
Trong ngành hàng không, thực tế IATA – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đã bắt đầu sử dụng giấy gửi hàng đường hàng không điện tử (e-Air waybill) vào năm 2010. Hiện tại, 68% ngành vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã áp dụng vận đơn điện tử.
Thách thức tồn tại
DSCA chia sẻ: “Việc xây dựng và áp dụng vận đơn điện tử đòi hỏi phải duy trì tính đồng nhất và duy nhất của loại giấy tờ này, vì nó tồn tại song song với chuỗi cung ứng.” Những công nghệ như công nghệ sổ cái phân tán (Distributed ledger technology – DLT), công nghệ blockchain, và công nghệ mạng ngang hàng (Peer-to-peer – P2P) sẽ cung ứng các giải pháp loại bỏ rủi ro bị tấn công hoặc rủi ro hệ thống hư hỏng, từ đó đảm bảo được tính đồng nhất và độc nhất của loại vận đơn điện tử.
Những quan ngại về vấn đề pháp lý cũng được xem là chướng ngại vật đối với tiến trình áp dụng vận đơn điện tử. Không phải chính phủ nào cũng có những điều khoản rõ ràng đối với giấy tờ số hóa. Nhiều hệ thống nhà nước đòi hỏi giấy tờ bản cứng, còn nhiều thiếu sót trong những khái niệm và ngôn ngữ tiêu chuẩn, và chưa sẵn sàng để mở cửa cho hệ thống số hóa hoàn toàn.
Một số thành tựu
Mặc cho những trở ngại trên, dự án phát triển hệ thống vận đơn điện tử toàn cầu đã đạt được một số tiến triển khả quan, do tác động của dịch COVID-19.
Nhiều thành viên của DCSA đã ghi nhận sự tăng vọt trong số lượng công ty áp dụng vận đơn điện tử để duy trì dòng chảy hàng hóa. Tập đoàn P&I Clubs – doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm bồi thường cho khoảng 90% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới – đang thúc đẩy quá trình chấp thuận sử dụng vận đơn điện tử của tổng cộng 6 bên cung ứng giải pháp.
Đối với các công nghệ như sổ cái điện tử hay blockchain, mô hình và tiêu chuẩn truyền dẫn dữ liệu cần phải luôn sẵn có, để đảm bảo việc trao đổi vận đơn điện tử được diễn ra an toàn. Vận đơn điện tử được truyền đi một cách rất nhanh chóng, nếu tất cả các bên tiếp cận vận đơn điện tử đang sử dụng định dạng dữ liệu và tiêu chuẩn trao đổi thông tin giống nhau.
“Tiêu chuẩn kỹ thuật số sẽ đảm bảo sự tương kết giữa các stakeholder, bao gồm: nhà cung cấp hệ thống, bên gửi hàng, bên chuyên chở, ngân hàng và nhà hoạch định luật. Những bên khác cũng có thể tham gia vào giao dịch này, miễn là họ áp dụng tiêu chuẩn tương tự. Việc sử dụng vận đơn điện tử sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngân hàng, bên cung cấp bảo hiểm và các nhà điều chỉnh luật định.”
Trong tháng này, DCSA sẽ thực hiện kế hoạch để hướng đến việc áp dụng vận đơn điện tử cho toàn ngành. DCSA sẽ phát triển những tiêu chuẩn đối với các điều khoản pháp lý, cùng với những khái niệm và thuật ngữ, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi, giao tiếp giữa khách hàng, hãng vận chuyển, thể chế tài chính, các nhà hoạch định luật và những stakeholders.
“DCSA cần đẩy mạnh việc hiệu chỉnh và tiêu chuẩn hóa kỹ thuật số để cung cấp những dịch vụ vận tải container minh bạch, đáng tin cậy, dễ dàng sử dụng, an toàn và thân thiện với môi trường. Sự thành công của cuộc cách mạng số hóa trong ngành hàng không là một minh chứng cho thấy rằng nếu chúng ta hợp lực thì sẽ đạt được thành tựu lớn. Chúng tôi đề nghị các stakeholder trong ngành cùng hợp tác tạo ra khung tiêu chuẩn, để khai thác tối đa vận đơn điện tử, đảm bảo hàng hóa được giao nhận một cách an toàn, và không có bất cứ giới hạn nào.”
Vận đơn truyền thống đang nhận rất nhiều chỉ trích trong những năm gần đây. Và đây cũng chính là lúc các doanh nghiệp vận tải phát triển một loại vận đơn thông minh, đuổi kịp với xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.
Dịch và biên tập bởi: Dandelion