Đây là khoản đầu tư đầu tiên mà Nestlé thực hiện từ quỹ đầu tư mạo hiểm bao bì trị giá 260 triệu đô la được thành lập vào đầu năm nay và là một phần của dự án 2,1 tỷ đô la nhằm thay thế nhựa nguyên sinh.
Hai năm trước, Nestlé cam kết sẽ sản xuất các sản phẩm bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng nhằm đặt mục tiêu giảm 1/3 nhu cầu sử dụng nhựa nguyên sinh tới năm 2025. Tuy nhiên, sự cam kế này vẫn chưa thực hiện được như kế hoạch. Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hòa bình xanh cho thấy các công ty sản xuất thành phẩm không cho thấy sự cải tiến của mình trong việc sử dụng bao bài bền vững, Nestlé bị coi là một trong những công ty gây ô nhiễm do sử dụng nhựa nhiều nhất ở Bắc và Nam Mỹ.
Nestlé đã sử dụng 1,7 triệu tấn bao bì nhựa trong năm 2018 và tính trên quy mô toàn cầu, công ty hiện nay chỉ tiêu thụ 2% nhựa tái chế.
Tuy nhiên, Nestlé không phải là tập đoàn duy nhất tạo ra rác thải nhựa và cũng không phải là tập đoàn duy nhất chịu trách nhiệm về vấn đề này ở Hoa Kỳ.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, tỷ lệ tái chế của Hoa Kỳ đối với tất cả các vật liệu là khoảng 25%. Khi nói đến nhựa, những con số đó trở nên tồi tệ hơn khi chỉ có 14,6% hộp nhựa và bao bì tạo ra trong năm 2015 được tái chế. Từ năm 1950 đến nay, tổng sản phẩm nhựa toàn thế giới được tái chế là 9%, theo một nghiên cứu của Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế.
Nhưng sự quan tâm của người tiêu dùng đối với bao bì tái sử dụng ngày càng tăng cao. Khoảng 66% người tiêu dùng cho biết họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm từ các thương hiệu đảm bảo sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Nestlé đang sử dụng khoản đầu tư của mình vào Closed Loop để đảm bảo cung cấp bao bì tái sử dụng/tái chế khi nhận thấy nhu cầu này tăng lên. Trong một thông cáo báo chí, công ty nhấn mạnh tới Coffee Mate, Starbucks creamers, Stouffer’s entrees và nước đóng chai là những danh mục sản phẩm sẽ tạo ra hiệu quả lớn cho khoản đầu tư này.
Closed Loop đang tự mình trở thành một tổ chức lớn thông qua các sáng kiến và mua lại chiến lược trong vài năm qua. Công ty đã mua lại 80% cổ phần của Balcones Resources vào mùa thu năm ngoái để thúc đẩy tái chế tích hợp và quản lý chất thải.
Closed Loop trở thành một phần của tổ chức “U.S. Plastics Pact” – một tổ chức nhà nước về sáng kiến cho nhựa dẻo cao cấp. Mục tiêu của tổ chức là đảm bảo tất cả bao bì nhựa có thể tái sử dụng 100%, có thể tái chế hoặc có thể phân hủy trên khắp Hoa Kỳ tới năm 2025.
Khoản đầu tư của Nestlé vào Closed Loop đánh dấu một bước đi có ý nghĩa trong việc tích hợp nhiều vật liệu tái chế hơn vào sản xuất. Khoản đầu tư lớn này có khả năng đưa Nestlé trở thành người dẫn đầu trong việc phát triển và sử dụng các sản phẩm thay thế bao bì tái sử dụng. Điều này cũng giúp công ty đạt được các mục tiêu bền vững đã cam kết và có thể tự loại mình khỏi danh đen của Greenpeace.
Biên dịch: September