Việc thực hiện lệnh phong tỏa xã hội do tác động của dịch bệnh Covid 19 một cách bất cẩn đã gây ra sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng tại Ấn Độ.
Theo báo cáo mới nhất của DHL’s Resilience360, hiện chỉ có 10% trong 1,2 triệu chiếc xe tải được cho phép lưu thông đường bộ trên toàn quốc, gây ảnh hưởng nặng nề tới việc vận chuyển hàng hóa ở quốc gia này.
“Mặc dù chính phủ tiếp tục cho phép việc lưu thông hàng hóa trong thời điểm cách ly xã hội, ngành vận tải đường bộ của Ấn Độ vẫn phải chịu thiệt hại nặng nề do tác động của lệnh hạn chế di chuyển liên bang và sự thiếu hụt về tài xế.”
“Ranh giới của liên bang sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, nhưng việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu sẽ nằm dưới quyền quyết định của cơ quan cảnh sát từng bang”.“Chính phủ sẽ duy trì kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển giữa các bang, nhưng việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu vẫn sẽ nằm dưới quyền quyết định của cơ quan cảnh sát từng bang.”
Hàng loạt xe tải bị bỏ hoang tại Ấn Độ
Tương tự sự kiện chính phủ Ấn Độ đột ngột hủy đồng nội tệ vào năm 2016, lệnh phong tỏa và cách ly xã hội do dịch bệnh Covid19 cũng chỉ được thông báo trước 4 tiếng. Hiện tại, 1,3 tỷ người dân tại quốc gia này đang trải qua tuần cách ly thứ 4 và chính phủ cũng đã chính thức tuyên bố kéo dài thời gian cách ly đến ngày 03/05.
Các cơ quan nhà nước đang gặp khó khăn trong việc đưa ra giải pháp cho những nhóm ngành thiết yếu và khôi phục việc vận chuyển hàng hóa trở lại bình thường.
“Mặc dù một vài bang đã đưa ra thông báo yêu cầu duy trì việc lưu thông hàng hóa, vẫn có rất nhiều xe tải chở hàng hóa thiết yếu bị cảnh sát ngăn chặn.” – theo Resilience360.
”Doanh nghiệp cũng phải xử lý những chậm trễ do phát sinh các thủ tục hành chính khi phải thực hiện đàm phán với cơ quan chính quyền để được phân loại vào đơn vị cung ứng mặt hàng thiết yếu”
Tình trạng này đang khiến cho rất nhiều hàng hóa bị ứ đọng, tổng giá trị lên tới hàng tỉ rupee. Theo tờ The Times of India, tình trạng thiếu hụt lương thực, tiền lương và an toàn vệ sinh đang làm cho hàng loạt lái xe và phụ xe đình công.
Theo Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo Giao thông Ấn Độ, khoảng 60% nhu cầu vận tải đường bộ đến từ lĩnh vực sản xuất – ngành hiện tại đang bị tê liệt do tác động của dịch bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc “gần 2/3 lái xe tải ở Ấn Độ đang phải chịu cảnh thất nghiệp”. Đặc biệt, bản báo cáo của Resilience360 cũng chỉ rõ những ngành sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ lệnh phong tỏa, bao gồm: sinh học, ô tô, kỹ thuật, năng lượng, hóa chất và sản xuất điện thoại
Biện pháp khắc phục tình trạng giao thông đình trệ đã được công bố trong tuần này và sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4. Tuy nhiên, nhiều cổ đông vẫn bày tỏ sự lo ngại cho số phận của các doanh nghiệp vận tải trong trường hợp tình trạng thiếu nguồn lực lái xe cứ tiếp diễn.
Sachin Haritash, nhà sáng lập Mavyn Digital Trucking, cho rằng 98% tài xế đường dài hiện không còn làm việc, đồng thời ông cũng khẳng định “Thị trường hiện tại sẽ rất khó để phục hồi nếu các tài xế tiếp tục ở trong nhà”
Tình trạng thiếu nhân lực cũng diễn ra tại các sân bay của đất nước này.
“Có rất ít chuyến bay tới Ấn Độ trong đó bao gồm cả các chuyến bay chở hàng. Điều này xảy ra do thiếu nhân lực vận hành, dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các cảng hàng hóa, đặc biệt là ở các kho hàng có kiểm soát nhiệt độ, một điều dễ thấy ở Mumbai”, theo Resilience360.
Lệnh phong tỏa cũng tác động mạnh mẽ tới các cảng container. Bất ổn leo thang, kèm theo sự ùn tắc hàng hóa tại cảng Jawaharal Nehru và Mundra, nguyên nhân vẫn là do thiếu hụt tài xế và hàng hóa nhập khẩu được thông quan với số lượng nhỏ giọt.
“Thêm vào đó, quá trình thực hiện thủ tục hải quan cũng bị đình trệ, ngay cả với phương thức DPD (Direct Port Delivery – khi người nhập khẩu đến cảng để lấy hàng về) do nhiều văn phòng hải quan không còn hoạt động trong thời gian này.
Nguồn: theloadstar
Biên dịch và chỉnh sửa : Daniel & Dandelion