Frank Appel, giám đốc điều hành của tập đoàn Deutsche Post DHL chia sẻ rằng tình trạng các máy bay luôn luôn trong tình trạng hết tải sẽ làm chậm giao thương hàng hóa và khả năng phục hồi sau đại dịch.
Các doanh nghiệp đang cố gắng phục hồi sau khi chịu tác động từ đại dịch covid-19 sẽ phải đối mặt với rất nhiều rào cản do việc vận chuyển hàng hóa và thương mại quốc tế bị đình trệ, giám đốc điều hành tập đoàn logistics lớn nhất thế giới chia sẻ.
Theo chia sẻ của ông Frank trong buổi phỏng vấn diễn ra vào tuần qua, lưu lượng hàng hóa sẽ tăng vọt do nhiều nhà máy và cửa hàng tại Mỹ và Châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại.
“Tình trạng thiếu hụt tải sẽ kéo dài một thời gian nữa”, ông chia sẻ, đặc biệt là đối với các mặt hàng giá trị cao như linh kiện và đồ điện tử do chúng thường được chuyên chở bằng máy bay khách (charter). Các hãng hàng không cũng đã phải hủy hàng nghìn chuyến bay do những lo ngại về dịch bệnh lây lan. Trong thời gian này, số lượng chỗ trống trên các máy bay sẽ chỉ ở mức hạn chế do các hãng hàng không chở khách vẫn chưa thể quay lại hoạt động hoàn toàn. Các doanh nghiệp có lẽ sẽ phải chuyển sang sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt hoặc đường biển như một giải pháp ứng phó với tình hình hiện tại.
“Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa có liên hệ trực tiếp tới sự khan hiếm tải trên các chuyến bay”, ông Frank chia sẻ. “Khi mọi người hạn chế di chuyển giữa các quốc gia, số lượng chuyến bay sẽ giảm theo, việc vận chuyển hàng hóa do vậy cũng gặp nhiều khó khăn do tải luôn kẹt cứng.”
Lệnh giới hạn chuyến bay và số lượng người đi du lịch đang thấp chưa từng có đã làm xáo trộn thị trường vận tải hàng không, giá cước đang cao kỉ lục do nhu cầu quá lớn và các chuyến bay charter hiện đang được ưu tiên cho hàng hóa y tế. Một vài hãng bay thương mại đang sử dụng máy bay chở khách của họ cho mục đích chở hàng.
Ngay cả khi dịch bệnh có dấu hiệu suy giảm, nhiều người vẫn sẽ lo ngại việc di chuyển bằng máy bay. Số chuyến bay nội địa tại Trung Quốc chỉ còn 40% so với thời điểm trước dịch bệnh Covid-19 (theo số liệu của IATA).
Cũng như nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ logistics khác, DHL cũng đang hứng chịu nhiều sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng do tình hình thương mại và kinh tế thế giới đang chịu nhiều tổn thất, khiến cho nhu cầu vận tải hàng hóa sụt giảm. Đầu tháng này Deutsche Post báo cáo họ đã chịu thiệt hại 200 triệu euro trong tháng 2 và tháng 3 do ảnh hưởng của dịch bệnh.
“Tuy thị trường Trung Quốc của chúng tôi đang ghi nhận những chuyển biến tích cực, thị trường châu Âu và Bắc Mĩ mới chỉ ở những giai đoạn đầu của dịch bệnh”, DHL cho hay.
Đơn vị chuyển phát nhanh của DHL sở hữu tới 250 tàu bay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mảng giao nhận của công ty này cũng đã rất nhanh chóng đặt chỗ trên các chuyến bay ngay từ khi dịch bệnh ở đang ở giai đoạn đầu.
Đồng thời, họ cũng đặt chỗ trên rất nhiều chuyến bay hành khách. Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt là khi các hãng sản xuất và bán lẻ đi vào hoạt động trở lại.
“Khách hàng sẽ phải suy nghĩ kĩ về chuỗi cung ứng của họ và nên sử dụng đường biển để vận chuyển hàng hóa ngay cả khi hàng hóa của họ thuộc dạng giá trị cao, vì tải trọng của tàu thủy sẽ lớn hơn máy bay nhiều lần”- ông Frank chia sẻ.
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn và trở ngại cho toàn cầu, nhưng theo ông Frank, việc toàn cầu hóa vẫn sẽ diễn ra. Các doanh nghiệp sẽ vận hành chuỗi cung ứng của họ bằng cách xây dựng mạng lưới nhà máy ở nhiều quốc gia thay vì chỉ tập trung tại Trung Quốc.
Ông Frank Appel chia sẻ thêm: “ những ai cho rằng đây là cái kết cho việc toàn cầu hóa đang chưa thực sự hiểu sâu về những yếu tố ảnh hướng tới hành vi người tiêu dùng và quyết định kinh doanh”.
Biên tập và biên dịch: Daniel