Tình trạng khan hiếm container trầm trọng trên toàn thế giới đang khiến các quốc gia không thể xuất khẩu những sản phẩm trọng yếu ra nước ngoài. Việc vận chuyển container rỗng trở lại Trung Quốc trở nên cực kỳ sinh lãi, đến mức những nhà xuất khẩu đậu nành của Mỹ phải tham gia vào các “cuộc chiến” dành container để kịp cung ứng cho người tiêu dùng ở châu Á.
“Nơi thực sự cần hàng thì lại không có hàng. Một trong những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp chúng tôi trước đây có thể gửi 8 đến 10 container gạo mỗi tuần từ Thái Lan đến Los Angeles. Thế mà hiện tại, công ty đấy chỉ có thể gửi được 2 đến 3 container hàng tuần.” – Theo ông Steve Kranig, giám đốc logistics tại IM-EX Global Inc., doanh nghiệp giao nhận vận tải chuyên tiếp nhận các hàng hóa nông sản từ châu Á đến Mỹ.
Vấn đề cốt yếu là Trung Quốc đang khôi phục nhanh chóng sau đại dịch Covid-19, theo đó, hoạt động ngoại thương của cường quốc này cũng trở nên cực kỳ nhộn nhịp. Các bên xuất khẩu hàng từ Trung Quốc sẵn sàng trả một lượng phí lớn để có đủ container, do vậy, việc vận chuyển vỏ container từ thị trường khác về Trung Quốc đang mang lại lợi nhuận lớn.
Thực tế, việc cước phí vận chuyển tăng vọt đã kéo theo sự tăng lên trong chi phí của một số mặt hàng thực phẩm. Giá đường trắng tăng lên mức kỷ lục trong vòng 3 năm vào tháng trước. Thêm vào đó, vấn đề chậm trễ trong vận chuyển đậu nành từ Mỹ khiến lượng cung giảm sút, từ đó tác động lên giá của sữa đậu nành đối với người tiêu dùng tại châu Á.
Chi phí thực phẩm
Thông thường rất ít khi các hãng tàu chở vỏ container trở lại nước xuất khẩu sau một chuyến hành trình, họ thường cố gắng chờ đến lúc container được đóng đầy hàng để được hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, chi phí chuyên chở hàng từ Trung Quốc đến Mỹ gần như gấp 10 lần so với tuyến ngược lại, khiến các hãng tàu chuyển sang phương án chở container rỗng.
Tại cảng Los Angeles, ba trên bốn container trở lại châu Á đều chỉ vận chuyển container rỗng, trong khi tỷ lệ thông thường là 50% (Theo giám đốc vận hành Gene Seroka). Còn ở Vancouver (Canada), container vẫn chất đống ở bãi. Các cảng đã rút ngắn thời gian đưa container có hàng từ bãi lên tàu từ 3 ngày xuống còn 7 tiếng (Theo Jordan Atkins, phó chủ tịch tập đoàn WTC Group).
Ấn Độ, quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xuất khẩu được 70.000 mét tấn đường trong tháng 1 vừa qua, chưa đến 1/5 lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2020 (Theo Ravi Gupta, chủ tịch công ty Shree Renuka Sugars Ltd).
Việt nam – quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Theo ông lê Tiến Hùng, chủ tịch HĐQT công ty Simexco Đắk Lắk, số lượng hàng xuất khẩu đã giảm hơn 20% trong tháng 11 và tháng 12. Các nhà kho tại Việt Nam cũng đang gặp phải tình trạng quá tải do giảm xuất khẩu và thiết hụt vỏ container.
“Thâm hụt tất cả mọi thứ”
Theo ông Kranig của IM-EX Global: “Tình trạng như vậy đã diễn ra từ tháng 12. Và thực tế chúng ta không chỉ đối diện với sự thiết hụt về thực phẩm mà còn ở tất cả mọi thứ. Tôi sẽ không hề ngạc nhiên nếu như cước phí vận chuyển vào mùa cao điểm năm 2021-2022 lại tăng gấp đối so với những năm trước đó.”
Tuy vậy, chi phí của tất cả mặt hàng thực phẩm trên toàn thế giới sẽ không thể tăng mạnh. Thực tế, chỉ một tỷ lệ nhỏ hàng lương thực được xuất nhập khẩu bằng container, còn số còn lại đều được vận chuyển bằng tàu rời. Các bên cũng không thể ước lượng được liệu người tiêu dùng sẽ phải chịu bao nhiêu từ mức tăng của chi phí vận chuyển hàng.
Hãng tàu liên tục hủy chuyến
Hapag-LLoyd AG vào năm trước đã đưa ra thông báo về việc hủy vận chuyển container chứa các mặt hàng nông sản từ Bắc Mỹ để ưu tiên chuyên chở container rỗng trở lại châu Á.
“Vì lượng vỏ container trở nên khan hiếm ở châu Á, lượng cầu đang vượt xa lượng cung.”, theo Judah Levine, chuyên gia nghiên cứu tại Freightos. Nhiều hãng tàu đã phải hủy chuyển trong những tuần tới để khắc phục tình trạng bất cân đối lượng container này.
Tại Trung Quốc, container lạnh cũng đang chất đống ở cảng, vì các bên phải tuân thủ các quy định về ngăn chặn đại dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp khử trùng hàng hóa tươi sống sau khi có nhiều thông tin về việc hàng đông lạnh nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng. Hiện ở cảng Đại Liên đang có quá nhiều container lạnh đến mức mà cảng đã dùng hết ổ cắm điện.
Vì những nguyên nhân trên, giá bán buôn thịt lợn tại Trung Quốc còn tăng lên mức kỷ lục kể từ tháng 9, 2020. Tình trạng này đã khiến chính phủ Trung Quốc phải đẩy mạnh việc bán lượng thịt dự trữ trong nước, nhằm đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ trước Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra, vấn đề thiết hụt về nguồn nhân công do đại dịch cũng đang trì hoãn hoạt động vận hành tại các cảng, khiến vấn đề thâm hụt container càng trở nên nghiêm trọng.
Biên dịch: Dandelion