Ngày 26/6/2016, hệ thống âu thuyền thứ ba tại kênh đào Panama được khánh thành, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến đường thủy khi mở cửa cho phép các tàu lớn hơn trung chuyển qua vào thời điểm mà các tàu container đã được cải tiến đáng kể về kích thước. Âu thuyền mới này cho phép các con tàu dài 366m, rộng 49m và mớn nước 15,2m trở xuống có thể đi qua kênh đào, tương ứng với lượng hàng hóa 13.000 TEU hay 120.000 tấn.
Quản trị viên tại Cơ quan Quản lý kênh đào Panama, Ricaurte Vasquez cho biết “Trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã đi từ giai đoạn học hỏi để đạt đến giai đoạn hợp nhất, qua đó mang lại một dịch vụ hiệu quả và an toàn cho khách hàng của mình. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có những lá phiếu bầu thể hiện sự tin tưởng của người dân Panama dành cho kênh đào thông qua cuộc trưng cầu dân ý để thực hiện chương trình mở rộng, cùng với đó là sự chuyên nghiệp và cam kết của nguồn nhân lực tại kênh đào”.
Kể từ khi hệ thống âu thuyền Neo-Panamax đi vào hoạt động, khoảng hơn 13.700 tàu đã đi qua kênh đào, trong đó 42% là tàu container (trong đó tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng LNG chiếm 22%), tàu hàng rời chiếm 15% với 14% trong số đó chở LNG. 1.640 tàu chở LNG này chưa từng sử dụng tuyến đường đi quan kênh đào Panama trước đây. Các con tàu trung chuyển qua hệ thống âu thuyền Neo-Panamax chiếm 28% lượng trung chuyển qua cả kênh đào, chiếm 54% khối lượng hàng hóa và đóng góp 54% tổng doanh thu từ phí qua kênh.
Vào tháng 6, kênh đào đã gia tăng chiều dài tối đa của các con tàu có thể đi qua kênh lên 370,33m. Tuy nhiên, vào năm 2019, con tàu Evergreen-369m Triton đánh dấu chuyến quá cảnh đầu tiên của các tàu có chiều dài lớn hơn qua kênh đào. Kể từ đó, 250 con tàu có kích thước rất lớn đã đi qua hệ thống âu thuyền Neo-Panamax. Việc gia tăng các giới hạn như vậy giúp phần lớn (96,8%) đội tàu container trên thế giới hiện có thể vận chuyển qua kênh đào Panama.
Mặc dù việc thi công đã bị ngưng trệ do tranh chấp với các tập đoàn đa quốc gia khiến việc mở trì hoãn đến tháng 6 năm 2016, âu thuyền thứ ba đã tăng gấp đôi sức tải của kênh và cho phép các tàu lớn hơn và dài hơn, tàu Neo-Panamaxes, quá cảnh, tăng cường khả năng cạnh tranh của kênh đào Panama, mang lại lợi thế kinh tế nhờ quy mô và thu hút thêm các thị trường mới như tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Năm ngoái, kênh đào Panama thông báo sẽ đầu tư vốn lớn cho một giải pháp tích hợp toàn cầu đảm bảo cung cấp nước cho các hoạt động của kênh đào và tiêu dùng tại địa phương trong nhiều thập kỷ tới.
Tại hội thảo trực tuyến do Seatrade tổ chức, quản trị viên Vasquez cho biết: “Chúng tôi đã xem xét tất cả các lựa chọn để đảm bảo nguồn nước trong 50 năm tới. Đó là một nguồn tài nguyên phải được kênh đào kiểm soát và chúng tôi sẽ có được một danh mục các giải pháp để có thể bắt đầu hoạt động vào mùa khô năm 2022”. Dự án ước tính với chi phí 2 tỷ đô la sẽ được tài trợ bởi nguồn ngân sách của chính kênh đào và tài trợ từ thị trường nếu được yêu cầu. Nước có giá trị, chúng tôi tạo ra giá trị và sẽ phải tính phí.”- ông cho biết thêm.
Vào tháng 9/2020, kênh đào Panama đã đưa ra yêu cầu để đủ điều kiện cho dự án nước, trong đó các công ty đủ điều kiện sẽ được công bố vào năm 2021 và sau đó các công ty được chọn sẽ có vài tháng để trình bày đề xuất của họ.
Minh Đức