Doanh nghiệp từ chối các đơn đặt hàng do chi phí logistics
Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, Bà Lý Kim Chi cho biết cuối năm là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm tất bật sản xuất hàng Tết và giao hàng xuất khẩu nhất. Với số lượng đơn đặt hàng lớn, các doanh nghiệp cũng rất đắn đo và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nhận đơn và thậm chí còn phải từ chối nhiều đơn đặt hàng.
Ngoài ngành lương thực thực phẩm, Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM chia sẻ rằng các doanh nghiệp trong ngành này cũng không dán nhận nhiều đặt hàng đơn hàng.
Tưởng chừng như số lượng đơn đặt hàng tăng sẽ là một điều tích cực đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng mối lo lớn nhất của họ bây giờ là chi phí logistics tăng quá cao. Đây cũng là lý do bà Chi và ông Phương đưa ra để lý giải cho việc các doanh nghiệp trong hai ngành lương thực thực phẩm và chế biến gỗ phải chấp nhận từ bỏ nhiều đơn đặt hàng.

Bà Chi cũng chia sẻ thêm rằng thời gian từ lúc đặt chuyến đến khi hàng hóa qua đến Mỹ đã tăng từ 28 ngày lên 3 tháng do phải chờ container mất 2 – 3 tháng. Bên cạnh đó, giá container đi Mỹ hiện nay là 15.000 đô la/container 40 feet vẫn không đặt được. Tương tự, giá container đi Nga trong thời gian này khoảng 9.000-10.000 đô la, cao gấp 10 lần so với 2 năm trước đây.
Bên cạnh đó giá đầu vào cao, thiếu lao động thời vụ, thiếu container rỗng và giá container rỗng cao cùng với các quy định phòng chống dịch ở các địa phương và các nước khác cũng là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng.
Cán bộ ban ngành đưa ra giải pháp và định hướng
Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TPHCM nhấn mạnh rằng Chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất mũi nhọn của quốc gia. Bên cạnh đó là định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam theo đúng tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ của công ty Việt Nam”.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu của Sở Công Thương TPHCM đề ra chiến lược phát triển logistics của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là phát triển cụm ngành logistics, chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics. Bên cạnh đó sẽ tăng kết nối từ vùng sản xuất đến vùng xuất khẩu, đưa TPHCM thành trung tâm dịch vụ xuất khẩu của vùng.
Huyền Tú
Bị “thổi giá”, chi phí container lạnh tăng đột biến