Ấn Độ đang thu hút nhiều nhà sản xuất chip hàng đầu
Mới đây, tập đoàn công nghiệp chip quốc tế SEMI cho biết, họ sẽ tổ chức triển lãm SEMICON tại Ấn Độ lần đầu tiên vào tháng 9 gần New Delhi. Triển lãm lần này dự kiến sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ cao đến tham dự như Tokyo Electron, Disco, Canon, Tokyo Seimitsu và Daifuku. Trong đó, Tokyo Electron sẽ trưng bày thiết bị lắng đọng wafer, lớp áo và các bước khác trong quy trình sản xuất chip, còn Disco dự kiến sẽ trưng bày thiết bị dành cho các quy trình phụ trợ để tạo thành chip. Ngoài ra, triển lãm cũng thu hút một số doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ khác như Applied Materials, Lam Research và KLA từ Mỹ cũng dự tính sẽ tham gia trưng bày. Trước đó, SEMICON 2024 đã được tổ chức tại nhiều khu vực gồm Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Trước cuộc ghé thăm này, nhiều doanh nghiệp lớn đã lựa chọn Ấn Độ là nơi xây dựng “công trường sản xuất” mới của mình, trong đó tiêu biểu nhất là tập đoàn Tata của Ấn Độ. Họ đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Gujarat, Ấn Độ, với công nghệ được hỗ trợ bởi Taiwan Power Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), với kỳ vọng đây sẽ là nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Ấn Độ cho các quy trình đầu cuối. Nhà máy được dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026, với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 10,9 tỷ USD. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà đầu tư khác như Micron Technology của Mỹ hay Renesas Electronics của Nhật Bản cũng đang xây dựng hoặc công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại địa phương.
Vậy nên, Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng công nghệ thông tin và điện tử Ấn Độ đã có lời khẳng định: “Ấn Độ sẽ nằm trong số 5 hệ sinh thái chip hàng đầu thế giới vào năm 2029”. Ngoài ra, cơ quan Nghiên cứu Thị trường Công nghệ Counterpoint cũng cho rằng thị trường chất bán dẫn của Ấn Độ sẽ có khả năng đạt 64 tỷ USD vào năm 2026, gần gấp ba quy mô vào năm 2019.
Động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển này chính là nhu cầu tái cơ cấu chuỗi cung ứng chip toàn cầu của các nền kinh tế lớn. Họ tìm kiếm và đã xác định Ấn Độ sẽ là nhà sản xuất chip mới thay thế Trung Quốc. Tiêu biểu, Apple hiện nay đã và đang chuyển hoạt động sản xuất iPhone và các sản phẩm điện tử khác từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Ngoài ra, chi phí lao động thấp và nguồn lao động dồi dào cũng thúc đẩy sự phát triển này của Ấn Độ, bởi quá trình back-end hoàn thiện chất bán dẫn thành linh kiện điện tử là quá trình tốn rất nhiều nhân công, vậy nên nhiều công ty đang lên kế hoạch hướng đến thị trường này.
Liên hệ Việt Nam
Mặc dù cùng trong cùng bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác ngày càng trở nên căng thẳng, cũng và cùng có ưu thế về nhân công rẻ, thế nhưng tại sao Việt Nam lại chưa phải là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao? Câu trả lời nằm ở “tư duy”, ứng với 2 khía cạnh cụ thể.
Khía cạnh đầu tiên là “tư duy” của lực lượng lao động. Thực tế, người Ấn Độ luôn được đánh giá là có tài năng thiên bẩm về công nghệ thông tin. Ngược về lịch sử, những người Ấn Độ chính là chủ nhân phát minh ra số “0” hay Đại số học, đồng thời đưa ra nhiều định lý toán học quan trọng như định lý Pythagoras, định lý Euclid và định lý Brahmagupta- nền tảng của mọi phát minh công nghệ ngày nay. Vậy nên, Ấn Độ luôn tự tin họ có thể đào tạo hàng triệu kỹ sư bán dẫn chất lượng cao, trong khi chất lượng lao động vẫn còn đang là điểm nghẽn của Việt Nam.
Khía cạnh còn lại là “tư duy” về môi trường kinh doanh. Với việc thực hiện sáng kiến “Make in India”, Ấn Độ đã xây dựng thành công một nền tảng công nghiệp vững chắc để sẵn sàng đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng hiện tại, và sâu xa hơn là thành công thay đổi tư duy tiến bộ để tạo ra một môi trường kinh doanh thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và toàn cầu.
Do đó, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam hướng tới những chiến lược bài bản để đẩy mạnh chương trình đào tạo các kỹ sư bán dẫn chất lượng cao phục vụ cho phát triển của ngành nói riêng và nâng cao trình độ lao động của cả nước nói chung. Mặt khác, Việt Nam cũng phải thay đổi cách nhìn, không nên chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào làm phương thức chính thu hút đầu tư, mà sử dụng nó, kết hợp với nhiều yếu tố khác, làm đòn bẩy cho ngành bán dẫn Việt Nam.
Trúc Quỳnh