Cuộc khủng hoảng năng lượng đã lan ra nhiều nơi trên thế giới. Giá khí đốt tự nhiên đã tăng gấp nhiều lần ở châu Âu trong năm nay, một số nhà máy ở Trung Quốc phải đóng cửa do gián đoạn nguồn điện do nguồn cung than bị thiếu hụt. Trong khi đó, Vương quốc Anh cũng chứng kiến nhiều máy bơm nhiên liệu của họ bị cạn kiệt, thậm chí, quân đội nước còn được huy động để ngăn chặn trong trường hợp xảy ra bạo lực. Các nhà máy điện của Ấn Độ hiện cũng đang hoạt động với trữ lượng than cực kỳ thấp.
Giá năng lượng có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế không?
Giá khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá và các nguồn năng lượng khác đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Ví dụ, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng hơn 400% kể từ đầu năm, trong khi giá điện tăng hơn 250%. Nguồn điện bị gián đoạn do nguồn cung cấp than không đủ khiến sản lượng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 9 giảm lần đầu tiên sau 18 tháng, kìm hãm sự phục hồi của đất nước sau đại dịch COVID-19.
Giá năng lượng ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nhiều công ty ở châu Âu và châu Á phải đóng cửa vì không thể chịu được chi phí năng lượng cao. Giá khí đốt tự nhiên trong nước ở Ấn Độ, vốn đã tăng hơn 60% vào tuần trước, cũng đã tăng cùng với giá quốc tế. Tuy nhiên, giá than trong nước do Công ty Than Ấn Độ ấn định đã không tăng theo giá than toàn cầu. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than nhập khẩu đã phải cắt giảm nhập khẩu và điều này được cho là sẽ dẫn đến giảm sản lượng điện nghiêm trọng.
Điều gì đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng?
Một số cho rằng chủ yếu là do sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng, khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường sau dịch. Trong khi đó, sản xuất thì không thể phục hồi nhanh chóng như vậy do sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Tình trạng thiếu nhân lực tài xế xe tải chở nhiên liệu cho các máy bơm do Brexit và các hạn chế áp dụng trong đại dịch được coi là nguyên nhân chính đằng sau cuộc khủng hoảng nhiên liệu của Vương quốc Anh.
Các nhà phân tích khác coi việc tăng giá năng lượng là một hệ quả của ‘lạm phát xanh’ vì các hạn chế ngày càng tăng của chính phủ đối với nguồn năng lượng truyền thống. Trong những năm gần đây, chính phủ đã tăng cường khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu phát thải toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc đã cam kết giảm mạnh 65% lượng khí thải vào năm 2030 đồng thời giảm mạnh hoạt động khai thác than. Vương quốc Anh đã dựa vào năng lượng gió để cung cấp cho một phần tư nhu cầu điện của mình. Nhiều người tin rằng sự thúc đẩy mạnh mẽ này có thể đã khiến lượng tiền đầu tư vào các nguồn năng lượng truyền thống ít hơn, do đó dẫn đến không đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trên thực tế, theo số liệu do Rystad Energy công bố, các khoản đầu tư mới vào phát triển mỏ dầu và khí đốt của các công ty dầu khí của Mỹ và châu Âu đã giảm hơn một nửa từ năm 2015 đến năm 2021.
Chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Nguồn cung năng lượng có thể sẽ vẫn bị hạn chế trong giai đoạn tới do các nhà sản xuất cần có thời gian để tăng sản lượng trở lại. Cuộc khủng hoảng dự kiến sẽ tồi tệ hơn nếu mùa đông khắc nghiệt và nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Việc khắc phục phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách các chính phủ ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại. Vấn đề kiểm soát giá (dù phổ biến trong thời kỳ khủng hoảng), nay có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến động lực tăng nguồn cung của các nhà sản xuất. Chúng cũng có thể khuyến khích người tiêu dùng sử dụng quá mức năng lượng và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt.
Thực tế, quy định trần giá điện được coi là nguyên nhân chính khiến các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc đóng cửa trong khi giá than tăng. Do các khoản thu không bù đắp được chi phí mà các nhà máy phải bỏ ra. Tại Ấn Độ, việc miễn cưỡng tăng giá điện có thể khiến các nhà máy điện giảm động lực sản xuất do có thể doanh thu của họ vẫn được đảm bảo. Trên thực tế, ba trong số bốn nhà máy điện ở nước này sở hữu lượng than tồn kho chưa đến một tuần trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Như vậy, có thể thấy, vấn đề tăng giá điện cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng vì nó có thể gây ra tác dụng ngược trong nhiều trường hợp. Trong tương lai, năng lượng tái tạo có thể ngày càng phổ biến khi người ta hiểu ra chi phí kinh tế của việc giảm phát thải. Với việc các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời trở nên kém tin cậy, đặc biệt là trong mùa đông, các quốc gia có thể buộc phải dựa vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống và các chính phủ có thể cần phải suy nghĩ lại về chính sách năng lượng của mình.
Vân Anh
ĐỌC THÊM:
Trung Quốc: Dòng chảy thương mại 120 tỷ USD có thể bị xáo trộn do thiếu điện