The Logistician
  • EnglishEnglish
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • EnglishEnglish
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

RCEP – Siêu hiệp định châu Á – chuẩn bị được ký kết vào Chủ nhật tuần này, với những điều khoản riêng dành cho Ấn Độ

Dandelion bởi Dandelion
14/11/2020
trong chuyên mục Blog
RCEP – Siêu hiệp định châu Á – chuẩn bị được ký kết vào Chủ nhật tuần này, với những điều khoản riêng dành cho Ấn Độ

RCEP viết tắt của “Regional Comprehensive Economic Partnership” (Tạm dịch: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực”) được xem là hiệp định tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất châu Á. Bộ trưởng các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đồng ý ký kết thỏa thuận thương mại trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến diễn ra vào ngày 15/11 (chủ nhật tuần này).

Quá trình đàm phán Hiệp định RCEP

Việc đàm phán các điều khoản liên quan đến RCEP được khởi động vào năm 2013, với sự tham gia của 16 nước, bao gồm: 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á, Nhật Bàn, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Đây được xem là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có sự góp mặt của 3 cường quốc châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vào tháng 11 năm ngoái (2019), 16 quốc gia này đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh với kỳ vọng đi đến thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, Ấn Độ lại đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định, do lo ngại việc tham gia vào RCEP sẽ gây ra thâm hụt thương mại với làn sóng hàng nhập khẩu thâm nhập vào thị trường. Quyết định này đã làm trì hoãn việc ký kết và thực thi hiệp định.

Mặc dù nhiều khả năng RCEP sẽ đi đến ký kết mà không có sự tham gia của Ấn Độ, các nước vẫn bỏ ngõ chiếc ghế dành cho Ấn Độ, và Nhật Bản hiện đang nỗ lực đàm phán với Ấn nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại trong hiệp định này. Một chuyên viên cấp cao thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công thương Nhật Bản tiết lộ rằng: “Chúng tôi không muốn Nhật Bản tham gia vào một hiệp định mà bị thống trị/kiểm soát bởi Trung Quốc.” Các nước thậm chí còn soạn thảo một tài liệu riêng biệt, cho phép New Delhi (Ấn Độ) gia nhập hiệp định vào bất cứ lúc nào phù hợp.

Mặt khác, các quốc gia đến từ Đông Nam Á lại rất hào hứng và muốn thúc đẩy nhanh việc ký kết hiệp định RCEP vì họ sẽ được lợi rất nhiều nhờ vào mức thuế ưu đãi áp dụng bởi Trung Quốc.

Cam kết chính của RCEP

RCEP sẽ cắt giảm thuế và đưa ra các quy định liên quan đến khoảng 20 lĩnh vực khác nhau, bao gồm dòng chảy thông tin xuyên biên giới. Hiệp định sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á, Úc và New Zealand, tỷ lệ loại bỏ thuế đối với các mặt hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc tương đương 56% và 49%.

Đối với các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản, hiệp định được kỳ vọng sẽ xóa bỏ thuế do Trung Quốc quy định đối với một số sản phẩm sò/hàu trong năm thứ 11 kể từ ngày có hiệu lực, cũng như thuế của Hàn Quốc với sản phẩm kẹo trong năm thứ 10. Riêng với một số loại thịt bò Nhật nhập khẩu vào Indonesia, điều khoản loại bỏ thuế sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Thuế đối với các sản phẩm như rượu sake, rượu mạnh từ Nhật Bản cũng sẽ được miễn.

Trong khi đó, Nhật Bản sẽ duy trì mức thuế nhập khẩu đối với 5 nhóm hàng nông sản có nhiều tác động đến chính trị như: gạo, lúa mì, thịt bò, thịt lợn, sữa, và đường. Nhìn chung, hiệp định RCEP không có nhiều tác động tới các mức thuế đánh vào hàng nông sản, thủy sản, khi so sánh với các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Nhật Bản (JEFTA). Đây cũng nằm ngoài dự đoán và kỳ vọng của các nhà xuất khẩu thực phẩm trong khối RCEP.

Hãy cùng đón chờ xem liệu Hiệp định thương mại tự do lớn nhất khu vực có đi đến ký kết cuối cùng vào ngày 15/11/2020 này không, và tác động của nó đến hoạt động thương mại của Việt Nam trong khu vực.

Biên dịch: Dandelion

Nguồn: Nikkei Asia Review
Thẻ bài viết: Nổi bậtRCEP

Cùng chủ đề Bài viết

Chiếc xe thồ trên nẻo đường kháng chiến

Chiếc xe thồ trên nẻo đường kháng chiến

27/07/2023
0
Hiện tượng thời tiết cực đoan và những ảnh hưởng không ngờ tới

Hiện tượng thời tiết cực đoan và những ảnh hưởng không ngờ tới

23/07/2023
0
An ninh lương thực toàn cầu chuẩn bị “báo động đỏ”

An ninh lương thực toàn cầu chuẩn bị “báo động đỏ”

22/07/2023
0
Dự kiến xả nước thải phóng xạ ra biển, Nhật Bản vấp phải làn sóng phản đối, liệu có đáng?

Dự kiến xả nước thải phóng xạ ra biển, Nhật Bản vấp phải làn sóng phản đối, liệu có đáng?

07/07/2023
0
Ảnh: Văn Chiến

“Lương duyên” chưa thể cắt, Apple bắt tay với 07 nhà cung ứng Trung Quốc trong chuỗi sản xuất Vision Pro

16/06/2023
0
Ảnh: Văn Chiến

Shein tìm kiếm nhân sự cấp cao vận hành mảng logistics tại mỹ

14/06/2023
0

ĐỀ XUẤT NÊN ĐỌC

Walmart thử nghiệm xe tải không người lái ở Arkansas

Bến cảng Tacoma thu phụ phí hơn 300 đô-la cho container gửi quá hạn

2 năm trước
0
Hàn Quốc tham gia sản xuất container với nhà máy Việt Nam

Đức: Nhiều nhà bán lẻ có nguy cơ đối mặt với “kịch bản” tồi tệ nhất

2 năm trước
0
Trung Quốc: Dòng chảy thương mại 120 tỷ USD có thể bị xáo trộn do thiếu điện

Trung Quốc: Dòng chảy thương mại 120 tỷ USD có thể bị xáo trộn do thiếu điện

2 năm trước
0
VASEP cầu cứu Chính phủ vì giá cước vận tải biển quá cao và tình trạng thiếu container trầm trọng

VASEP cầu cứu Chính phủ vì giá cước vận tải biển quá cao và tình trạng thiếu container trầm trọng

2 năm trước
0
ADVERTISEMENT

THẺ NỔI BẬT

amazonAppleBoeingchipchuỗi cung ứngCMA CGMcontainerCovid-19covid19Công nghệcảngcảng biểnEVFTAfedexhàng hóahàng khônghạ tầngKhủng hoảngLNGlogisticslạm phátM&Amaerskmáy baymỹNgaNga-UkraineNhật Bảnnông sảnNổi bậtThai Airwaysthái lanThương mại điện tửTrung quốcTrung tâm logisticstắc nghẽn cảngVietnam AirlinesViệt Namvận tải biểnwalmartxuất khẩuxuất nhập khẩuĐường sắtĐầu tưđường biển
ADVERTISEMENT

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cross-docking: Nhân tố mang lại thành công lớn cho Walmart

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Xăng máy bay có gì “khác bọt” so với xăng thông thường ?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • S.O.C và C.O.C là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Facebook Twitter Youtube RSS
The Logistician

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

  • Đăng nhập
  • Sign Up
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Blog
  • Tài liệu
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

-
00:00
00:00

Danh sách

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00