Chỉ vài tháng sau khi nâng cấp dịch vụ đường sắt Á-Âu thành dịch vụ 2 chuyến/tuần, Maersk lại tiếp tục tăng gấp đôi lượng tải cho tuyến này.
Hãng vận tải hàng đầu thế giới này cho biết, nhu cầu sử dụng đối với dịch vụ AE19 của họ đã tăng cao sau những tác động từ đại dịch COVID-19.
Khối lượng hàng hóa đã tăng gần gấp đôi sau khi các hãng tàu thực hiện việc hủy lịch tàu và nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành những biện pháp hạn chế.
Bị thu hút bởi giá cước cạnh tranh cũng như thời gian vận chuyển nhanh hơn, các chủ hàng tại Đông Bắc Á và Bắc Âu đã tăng số lượng booking đối với dịch vụ này. “Điều này đã làm tăng khối lượng hàng hóa đối với dịch vụ AE19 lên khoảng 75% trong tháng 4, tháng 5 và tháng 6 so với thời điểm trước Covid, xu hướng này có thể sẽ còn nở rộ trong nửa cuối năm nay”, theo ông Zsolt Katona, giám đốc maerketing của Maersk.
Tuy nhiên, một phần của sự tăng trưởng đó có thể được giải thích bởi hàng loạt kế hoạch nâng cấp lượng tải của Maersk và các đối tác. Vào năm ngoái, dịch vụ này có khởi điểm là dịch vụ vận chuyển hàng hóa (diễn ra hàng tháng) đến các nước phía Tây, sau đó được nâng cấp liên tiếp lên hai tuần một lần và sau đó là hàng tuần, theo cả hai chiều.
Maersk tuyên bố, một trong những lợi thế của AE19 so với các dịch vụ đường sắt Á-Âu khác là việc không có biên giới giữa các tuyến đường sắt – các chủ hàng đã luôn phàn nàn về sự chậm trễ nghiêm trọng tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là tại Trung Quốc-Kazakhstan.
Ngược lại, AE19 kết nối các cảng châu Á với cảng biển Thái Bình Dương, Vostochny của Nga thông qua dịch vụ PH5 của Sealand Asia (một công ty con của Maersk). Theo dữ liệu từ hãng eeSea, họ đã triển khai năm tàu chở hàng trọng tải 3.400 teu từ Laem Chabang, Thái Lan đến Vostochny thông qua Việt Nam và Trung Quốc.
Tuyến đường sắt này chạy xuyên Liên bang Nga từ Vostochny đến cảng biển Baltic mang tên St Petersburg, nơi mà Sealand Europe cung cấp dịch vụ tàu feeder cho các cảng thuộc cùng biển Baltic (đi qua Bremerhaven) và dịch vụ vận chuyển nội vùng từ St Petersburg đến Rotterdam.
“Đại dịch đã gây ra một số tắc nghẽn trong hoạt động thương mại ở châu Âu. Chúng tôi có thể giúp giải quyết điều này bằng cách đưa ra các cấp quản lý chuỗi cung ứng cao hơn, phát triển dịch vụ đường sắt thành một phương thức vận tải hiệu quả hơn về chi phí, đáng tin cậy và có thể mở rộng qui mô giữa các lục địa, tạo ra các phương án dự phòng vốn được coi là rất quan trọng trong những tình huống khủng hoảng”, ông Katona nói thêm.
Daniel