Thỏa thuận thực sự có lợi cho đôi bên?
Vào tháng 7-2022, Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra “sáng kiến ngũ cốc” với Nga cho phép Ukraine xuất khẩu mặt hàng lương thực quan trọng của châu Âu cũng như toàn cầu qua Biển Đen. Điều này giúp cho các con tàu chở lương thực từ các cảng của Ukraine đến eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ không bị tấn công. Đồng thời, Liên Hợp Quốc cũng đưa ra một thỏa thuận riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia lớn nhất thế giới xuất khẩu thực phẩm và phân bón – hai mặt hàng chủ lực của Nga.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, kể từ khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen có hiệu lực, 32 triệu tấn hàng hóa đã được chuyển tới những khu vực đang gặp vấn đề về an ninh lương thực như ở Trung Đông, Trung Á và đặc biệt là châu Phi – một “điểm đen” về an ninh lương thực của thế giới.
Tuy nhiên, vào những ngày gần đây, chính quyền Moscow đã đưa ra tuyên bố rằng Nga sẽ không gia hạn thêm với thỏa thuận này, bởi họ cho rằng những điều khoản liên quan đến mặt hàng xuất khẩu của đất nước này đã không được thực hiện. Thậm chí, trong bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sergey Lavrov đã phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây và nói rằng thỏa thuận này thiên vị cho Ukraine.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Với việc Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen chính thức hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua, giá của một số mặt hàng lương thực trên toàn cầu đang có xu hướng đi lên. Theo S&P Global – nhà phân tích thị trường hàng hóa hàng đầu thế giới, giá dầu hướng dương thậm chí đã tăng trước đó 10 ngày hay sau khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận được Moscow đưa ra, giá lúa mì trên toàn cầu cũng đã “nhích nhẹ”.
Tuy nhiên, tác động của việc hết hạn thỏa thuận có thể không nghiêm trọng như những gì đã diễn ra hồi tháng 2 năm ngoái. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các nước như Hoa Kỳ và Brazil dự kiến sẽ cung cấp nhiều hơn một số mặt hàng lương thực như ngô, điều này có thể bù đắp những thiệt hại từ Ukraine.
Đức Minh