Tiềm năng cần được khai thác
Theo báo cáo thương mại điện tử hàng năm của Facebook và Bain & Company, thị trường bán lẻ qua sàn thương mại điện tử Đông Nam Á đã tăng trưởng mạnh 85% (2020), với hơn 70 triệu người tiêu dùng kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor, ước tính đến năm 2025, doanh số bán thực phẩm và đồ uống trực tuyến sẽ tăng lên tới 172,8 tỷ USD, chiếm trên 57% thị phần thương mại điện tử. Nguyên nhân được cho là do các lệnh giới hạn đi lại trong thời kỳ dịch bệnh đã khiến người tiêu dùng phải tìm đến các nền tảng bán hàng trực tuyến để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình. Điều này giúp các nhà khai thác thương mại điện tử khắc phục nhiều trở ngại trước đó để phát triển.
Dự báo trong những năm tới, các doanh nghiệp thương mại điện tử tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Shopee, Grab và Lazada, v.v. cũng như một số chuỗi siêu thị trong khu vực sẽ mở rộng nghiệp vụ bán hàng đa kênh để nắm bắt cơ hội kinh doanh này.
Sự thiết yếu của các hoạt động logistics
Hiện nay, dịch vụ Logistics còn tồn tại nhiều bất cập, do đó, việc áp dụng mô hình đa kênh mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhằm nắm bắt nguồn giá trị thị trường ngày càng tăng. McKinsey ước tính rằng dịch vụ logistics theo hợp đồng hiện chỉ chiếm được hơn 20% thị phần phân phối đơn hàng theo hình thức đa kênh trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng.
Theo ông Ken Lee, Giám đốc điều hành DHL Express Châu Á Thái Bình Dương: “Trong thời gian tới, lĩnh vực Logistics cần được đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm mở ra tiềm năng của thị trường thương mại điện ở Châu Á.”
Ngoài ra, để thực hiện giao hàng chặng cuối nhanh chóng, hàng hóa thường được dự trữ rải rác ở các địa điểm theo chiến lược phi tập trung. Và việc sử dụng mô hình đa kênh đã làm tăng chi phí hàng tồn kho, nhiều công ty Logistics gặp khó khăn trong việc vận hành nhanh gọn và nhân rộng mà vẫn tối ưu về chi phí.
Để giải quyết vấn đề này, các công công ty Logistics có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đầu tư vào công nghệ vận chuyển và các công cụ để giúp đỡ khách hàng.
Có thể kể đến nhiều hãng vận tải hàng không đã được triển khai để phục vụ thị trường nội Á, gần đây nhất là Cainiao, công ty Logistics của Alibaba, đã bổ sung thêm các chuyến bay thẳng giữa Trung Quốc và Đông Malaysia. Hay việc hợp tác với nền tảng Lazada và nâng cấp mạng lưới của mình để đảm bảo cải thiện 50% thời gian giao hàng từ Trung Quốc, để đưa đến tay người tiêu dùng Đông Nam Á trong 6 ngày.
Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
Theo Fintech News, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu gây ảnh hưởng nặng nề tới chuỗi cung ứng, rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã chủ động đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển và xây dựng kênh phân phối trực tuyến.
Bên cạnh đó, khi việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới bị ảnh hưởng nặng nề thì thương mại điện tử xuyên biên giới là sự “cứu cánh” giúp họ xoay chuyển tình thế, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), để nâng cao hiệu quả thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics cần chú trọng tới việc hiện đại hóa quản lý, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng như với các doanh nghiệp thương mại điện tử một cách chủ động, xác định thị phần thương mại điện tử sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thanh Thảo
ĐỌC THÊM:
Sàn thương mại điện tử cho ngành thủy sản