Thứ tư vừa qua, Thai Airways đã thông báo không thể chi trả khoản nợ lũy kế lên tới 2.7 tỉ đô. Hãng này đã huy động vốn nhằm giải quyết khó khăn vào cuối tháng 5, nhưng hiện tại họ không có đủ tiền để trả nợ ngân hàng và các thành viên chính phủ.
Thai Airways không thể chi trả khoản nợ 3 tỉ đô.
Vào ngày 18 tháng 5, ngân hàng CIMB (Thái Lan), cũng đã yêu cầu hãng này trả một khoản nợ lên tới 32 triệu đô (hạn chót của khoản nợ này là ngày 26 tháng 5). Tuy nhiên hãng đã không thể chi trả. Cùng lúc đó, ngân hàng Islamic Bank cũng đã yêu cầu hãng trả lại số tiền 15.8 triệu đô (hạn chi trả số tiền này là ngày 22 tháng 5)
Cơ quan quản lí nợ công trực thuộc Bộ tài chính Thái Lan cũng đã yêu cầu hãng này phải trả đủ số tiền vay và lãi trước ngày 15 tháng 6. Tính đến ngày 22 tháng 5, số tiền này đã lên tới 378 triệu đô.
Những khoản nợ trái khoán tín dụng chiếm tới 2.2 tỉ đô còn lại. Tổng cộng, hãng đang phải đổi mặt với khoản nợ 2,7 tỉ đô (tương đương 33.14% tổng tài sản).
Thông tin thêm: Trái khoán tín dụng (tiếng Anh: Debenture) là một loại công cụ nợ không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Vì các trái khoán tín dụng không có sự hỗ trợ của tài sản thế chấp, chúng phải dựa vào uy tín và danh tiếng của nhà phát hành để được hỗ trợ.
Kế hoạch phục hồi của họ đã được thông qua
Thai Airways chia sẻ rằng kế hoạch phục hồi của mình đã được thông qua bởi Tòa án phá sản vào ngày 27 tháng 5.
Điều này sẽ giúp hãng được phép hoãn việc trả nợ cho đến khi có phán quyết chính thức, điều này khá giống với thủ tục phá sản tại Mỹ (chương 11).
Bộ tài chính thoái vốn, Thai Airways trở thành doanh nghiệp tư nhân.
Chansin Treenuchagron, quyền chủ tịch mới của hãng chia sẻ,
“Tập đoàn sẽ phải chi trả một khoản nợ trái khoán tín dụng lớn. Hiện tại chúng tôi đang trong giai đoạn hồi phục và chưa có khả năng trả khoản nợ này”.
Theo tờ Bangkok Post, 49% khoản nợ của hãng này là từ các đối tác tại Đức, Anh và Mỹ. Chính vì vậy, hãng đã phải trình yêu cầu tạm hoãn trả nợ của mình theo chương 11 của luật phá sản Mỹ nhằm đảm bảo các máy bay và văn phòng của mình ở nước ngoài không bị cưỡng chế. Hơn nữa, hiện nay hãng đang là một doanh nghiệp tư nhân sau khi Bộ tài chính Thái Lan rút 3% số vốn đầu tư (chỉ còn sở hữu 48%).
Kế hoạch hồi phục này sẽ hết hạn trong vòng 3 tuần tới
Bước đi tiếp theo của Thai Airways chuẩn bị một kế hoạch thật kĩ lường nhằm cứu lấy thân mình. Kế hoạch này sẽ được Tòa án phá sản thông qua vào ngày 17 tháng 8.
Nhân sự thuộc các phòng ban khác nhau sẽ chung tay giúp đỡ hãng thực hiện kế hoạch này.
Ông Treenuchagron đã thành lập một đội ngũ cho việc này. Tờ The Thaiger đưa tin, đội ngũ này bao gồm 21 người và họ đang công tác tại nhiều phòng ban khác nhau của hãng này. Chai Eamsiri, một trong những phó chủ tịch của hãng sẽ là người đứng đầu đội ngũ này. Kế hoạch này sẽ quyết định tương lai của Thai Airways.
Thai Airways vẫn có thể tiếp tục bay
Hiện tại, hãng hàng không quốc gia này hoàn toàn có thể trở lại vận hành như bình thường.
“Kế hoạch hồi phục của hãng được thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu và phải tuân theo những qui định của luật phá sản. Hãng sẽ không phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản trong thời gian tới”, theo thông báo chính thức của hãng.
Số phận những chiếc A380 của hãng cũng rất mờ mịt.
Thât không may, dịch bệnh ngày càng có những diễn biến phức tạp và việc khai thác các tuyến bay đang phải phụ thuộc vào qui định cách ly của các quốc gia. Nhiều lệnh cấm bay vẫn còn hiệu lực cho tới tháng 9. Hãng đã ngừng bay từ tháng 3 và chỉ duy trì các chuyến bay hàng hóa hoặc chở người Thái về nước.
Khi Thai Airways hoạt động trở lại, rất có thể đội bay của hãng sẽ giảm thiểu đáng kể. Chịu áp lực bởi gánh nặng tài chính và việc tái cấu trúc, hãng có thể sẽ phải cắt giảm tới 75 máy bay, trong đó những chiếc thuộc dòng Boeing 747 và Airbus A380 rất có khả năng sẽ bị khai tử đầu tiên.
Daniel