Nhu cầu của châu Âu đối với nguồn LNG đến từ Mỹ đã tăng cao trong năm ngoái do thiếu nguồn cung đường ống, cộng với thời tiết lạnh giá, từ đó dẫn đến tình trạng khan hiếm khi đốt tại khu vực này. Thêm vào đó, lệnh trừng phạt đối với các công ty và ngân hàng tại nhà sản xuất khí đốt lớn của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine được áp dụng càng làm gia tăng nhu cầu về năng lượng vốn đã rất lớn từ trước.
Chính những nguyên nhân trên đã làm châu Âu trở thành điểm đến hàng đầu của những nhà xuất khẩu LNG từ Mỹ. Cũng tương tự như khí đốt, dầu mỏ cũng nhận được nhiều sự chú ý từ thị trường châu Âu. Thực tế cho thấy trong tháng 2/2022, khoảng 3/4 số tàu chở dầu rời các cảng của Mỹ đã hướng tới các điểm đến ở châu Âu, trong khi số ít còn lại thì cập cảng tại châu Á.
Các nhà phân tích cho biết, có tới 28 tàu neo đậu gần các cảng vịnh Mexico hôm thứ Hai vừa qua trong bối cảnh Mỹ đang đạt mức xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tối đa. Được biết, các tàu chở dầu mới đây cũng bị tắc nghẽn trầm trọng, đỉnh điểm là vào ngày 10/2 và 11/11 năm ngoái với khoảng từ 27 đến 28 tàu neo đậu chờ xuất khẩu.
Cũng theo báo cáo, có 7 tàu chở LNG trong bán kính 32 km từ cảng Freeport và 6 tàu khác trong cùng bán kính của Corpus Christi cũng đang chịu cảnh “đóng băng” tương tự. Đặc biệt, trong số các tàu đang chờ tải có chiếc Golar Snow đã thả neo hơn một tuần mà vẫn chưa có động tĩnh gì.
Theo Refinitiv, nhu cầu về khí đốt của Mỹ vẫn đang tăng lên, thể hiện qua việc ít nhất 5 tàu chở nhiên liệu siêu lạnh đã xếp hàng để đi qua kênh đào Suez thay vì chọn tuyến đường ngắn hơn xuyên qua kênh Panama do quá tải.
Đứng trước tình trạng này, cơ quan quản lý kênh đào Panama vào tháng trước đã tiết lộ rằng nhu cầu tàu qua lại theo mùa hiện đang tăng cao, vì vậy các tàu chở dầu không đặt trước sẽ có nguy cơ phải đối mặt với sự chậm trễ.
Trần Văn Hiếu
Xung đột Nga-Ukraine có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của nhiều quốc gia