Trên đà tăng trưởng thị trường giao nhận hàng hoá toàn cầu
Theo báo cáo chính thức mới của Ti Research, thị trường giao nhận hàng hóa toàn cầu đã phục hồi trở lại với mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011: 11,2% theo giá trị thực, đạt 284,9 tỷ USD. Đó là một sự trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, khi thương mại toàn cầu tăng 13%, chạm kỷ lục 28,5 triệu đô la.
Báo cáo cho biết: “Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại quốc tế trong năm 2021 chủ yếu là kết quả của việc các hạn chế do đại dịch bị loại bỏ và nhu cầu hàng hóa tăng cao nhờ các chương trình hỗ trợ từ chính phủ và các gói kích thích kinh tế được áp dụng rộng rãi.” Hơn nữa, các yếu tố như sự mở rộng của ngành TMĐT và sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường giao nhận kỹ thuật số toàn cầu.
Cụ thể, vận tải hàng không tăng 14,9% – gấp đôi giá cước vận chuyển đường biển – đạt giá trị danh nghĩa 128,2 tỷ USD. Điều này được thúc đẩy bởi tình trạng nhu cầu về PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) tăng mạnh vào cuối năm, cũng như sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng trong vận tải đường biển và đường bộ.

Trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa đường biển, Ti Research lưu ý rằng cơ hội tăng trưởng bị mất đi do “thiếu năng lực vận tải và tắc nghẽn cảng”. Kết quả là, thị trường đã tăng 6,6%, đạt 156,5 tỷ USD, trong khi giá cước vận chuyển tăng 69,8%, do nhu cầu “cao hơn đáng kể so với khả năng hiện giờ”. Thực tế, tắc nghẽn cảng đã tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu, kìm hãm tốc độ tăng trưởng của vận tải biển. Theo Maersk, khoảng 12% -15% công suất tàu container toàn cầu đã được đưa ra khỏi lưu thông do tắc nghẽn vào năm 2021, trong khi Kuehne + Nagel ghi nhận 80% vụ gián đoạn vận tải đường biển toàn cầu liên quan đến các cảng Bắc Mỹ.
Cơ hội cho thị trường vận tải hàng không
Tuy nhiên, sự tắc nghẽn trong đường biển tiếp tục đẩy các chủ hàng vào thị trường vận tải hàng không, làm tăng thêm nhu cầu, đồng thời tăng giá cước hàng không. Tuy nhiên, sự chênh lệch giá giữa đường hàng không và đường biển đã thu hẹp trong năm qua, làm cho việc chuyển đổi sang đường hàng không đỡ tốn kém hơn so với trước dịch”. Ti Research chia sẻ: “Khi đó, giá trung bình của hàng không toàn cầu đắt gấp 12 lần so với vận chuyển bằng đường biển. Đến cuối năm 2021, chi phí vận chuyển hàng bằng đường hàng không đắt hơn khoảng 2,5 lần so với thời trước đại dịch.”

Tuy nhiên, ngành vận tải hàng không vẫn có những hạn chế về năng lực, bất chấp số lượng chuyến bay kỷ lục từ châu Á được thiết lập để vận chuyển hàng hóa trên các sàn TMĐT. Ti Research lưu ý: “Việc bổ sung năng lực vận tải hàng không cho các hãng hàng không chính là mục tiêu chính của các nhà giao nhận trong năm qua. Nhu cầu về vận tải hàng không tiếp tục vượt xa nguồn cung, góp phần tăng lợi nhuận cũng như doanh thu giữa các hãng hàng không.”
Dù vậy, bất chấp việc công suất vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã tăng trong năm 2021 do sự cải thiện về lưu lượng hành khách quốc tế, nó vẫn thấp hơn 10,9% so với năm 2019, theo TheLoadstar.
Ngọc Hà
Hủy chuyến từ Thượng Hải: Áp lực đè nặng lên giá cước hàng không