The Logistician
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Vận tải Đường biển

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam bước vào giai đoạn 2 – tình hình khan hiếm container ngày càng nghiêm trọng

10/12/2020
trong chuyên mục Đường biển
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam bước vào giai đoạn 2 – tình hình khan hiếm container ngày càng nghiêm trọng
0
CHIA SẺ
162
ĐỌC
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tạo ra nhiều áp lực lên chuỗi cung ứng container ở Việt Nam.

Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế, mức tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 2.4% vào năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trên toàn thế giới, khi nền kinh tế của nhiều quốc gia đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Trước tình hình Singapore và Malaysia đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, Việt Nam được kỳ vọng sẽ vượt qua hai quốc gia này để vươn lên TOP 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Hoạt động sản xuất tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, với kim ngạch xuất khẩu tăng 11% trong quý 3 năm nay, đạt 80 tỷ đô la Mỹ.

Ông Simon Vandekerckove, giám đốc điều hành của Geodis Việt Nam, cho biết xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam đang bước sang giai đoạn 2. Trao đổi với tờ báo The Loadstar, ông cho biết: “Nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng. Xu hướng này không chỉ đơn thuần là sự dịch chuyển về tìm kiếm nguồn hàng, mà còn là việc xây dựng những trung tâm toàn cầu tại Việt Nam. Giai đoạn 1 liên quan đến việc di chuyển toàn bộ các đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang những nhà máy có sẵn ở Việt Nam, tuy nhiên, hiện các nhà máy này dường như đã đạt đến công suất hoạt động tối đa.”

Truyền thông Việt Nam đã đưa tin liên tục về việc các ông lớn trong ngành sản xuất điện tử như Samsung và Apple đang lên kế hoạch chuyển dịch các chuỗi nhà máy sản xuất, lắp ráp ở Trung Quốc sang Việt Nam, bao gồm những sản phẩm giá trị cao như laptop, chứ không chỉ dừng lại ở điện thoại thông minh.

Theo ông Vandekerckove, với vị trí là hàng xóm láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược tái thiết lập chuỗi cung ứng, vì họ vừa có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình dịch chuyển, vừa có lợi từ rất nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Châu Âu, có hiệu lực từ tháng 8/2020.

“Việt Nam cần phải đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng, để nâng cao công suất và thúc đẩy sự phát triển của chuỗi sản xuất để đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng lên. Thực tế, Việt Nam sẽ là một trong những lựa chọn của các nhà đầu tư, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan và Indonesia vì họ muốn giảm thiểu rủi ro của việc tập trung nguồn hàng từ một địa điểm duy nhất.” Ông Vandekerckove cho hay.

Thêm vào đó, nhu cầu lớn, cộng với tình hình khan hiếm container đang khiến các nhà vận hành cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) rất đau đầu. Cảng biển này thường xuyên gặp phải vấn đề tắc nghẽn nghiêm trọng, và trong thời điểm hiện tại, vấn đề đó còn trở nên tồi tệ hơn. Bãi container ở cảng Cát Lái đã được vận hành với 120% công suất, các con tàu phải chờ 2-3 ngày mới được cập bến.

Lượng hàng xuất khẩu của tất cả hãng tàu từ Cát Lái đều tăng mạnh, nhưng do thiếu chỗ, nên khoảng 10-20% lượng hàng phải chờ đến chuyến tiếp theo.

Ngoài cảng Cát Lái, cách đó 50km, cảng Cái Mép – Thị Vải cũng tăng trưởng rất nhanh. Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) gần đây đã tiếp nhận tàu Margrethe Maersk với năng lực chuyên chở tương đương 20.000 TEU – một trong những dịch vụ vận chuyển trực tiếp trên tuyến xuyên Thái Bình Dương của 2M.

Nhiều hãng tàu đang lên kế hoạch đầu tư vào khu vực cảng Cái Mép. CMA CGM có ý định hợp tác với Gemadept để mở một bến cảng mới tại Cái Mép vào năm sau. Dẫu vậy, ông Vandekerckove khẳng định vấn đề khan hiếm container và tắc nghẽn cảng, cùng với mức cước tăng cao, vẫn là những thách thức lớn đối với các bên liên quan trong thời điểm hiện tại.

“Hiện tại, các bên gửi hàng hay Forwarder phải đặt trước lịch từ 2-3 tuần để chắc chắn lấy được chỗ trên tàu cho lô hàng của họ.” Cước phí tăng lên 140% cho tuyến đến bờ Tây nước Mỹ, 70% đến khu vực Địa Trung Hải và 15% đến các cảng Bắc Âu. Nhiều khách hàng phải tìm đến những giải pháp vận chuyển khác như đường sắt hay đường bộ.

Biên dịch: Dandelion

Nguồn: The Loadstar
Bài trước

Vấn đề tắc nghẽn tại kênh đào Panama ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động vận chuyển hàng hải?

Bài tiếp theo

Hai bài học rút ra từ sự cố của con tàu ONE Apus

Cùng chủ đề Bài viết

TOP 10 HÃNG TÀU CONTAINER LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020
Đường biển

TOP 10 HÃNG TÀU CONTAINER LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020

17/02/2021
Ngành thương mại thực phẩm toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình khủng hoảng container
Đường biển

Ngành thương mại thực phẩm toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình khủng hoảng container

05/02/2021
Kế hoạch tái cấu trúc nợ của PIL được đồng thuận, hãng tàu thoát khỏi nguy cơ phá sản
Đường biển

Kế hoạch tái cấu trúc nợ của PIL được đồng thuận, hãng tàu thoát khỏi nguy cơ phá sản

03/02/2021
Cước biển Á-Âu giảm nhẹ nhờ có thêm container rỗng
Đường biển

Cước biển Á-Âu giảm nhẹ nhờ có thêm container rỗng

01/02/2021
Hãng tàu CMA CGM sẽ chịu trách nhiệm vận hành bến cảng mới tại cảng biển Alexandria, Ai Cập
Đường biển

Hãng tàu CMA CGM sẽ chịu trách nhiệm vận hành bến cảng mới tại cảng biển Alexandria, Ai Cập

01/02/2021
HMM bổ sung tải cho tuyến Bắc Âu
Đường biển

HMM bổ sung tải cho tuyến Bắc Âu

27/01/2021

PHỔ BIẾN

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

04/12/2020
Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

20/06/2020
Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

17/09/2020
Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

12/06/2020
Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

22/05/2020

NỔI BẬT

Chinese manufacturers cut container production to hold prices as demand falls

Trung Quốc: Cắt giảm sản xuất container để giữ giá

01/05/2020
Giá cước giao ngay đang dần ổn định, thúc đẩy hy vọng mới cho mùa cao điểm

Giá cước giao ngay đang dần ổn định, thúc đẩy hy vọng mới cho mùa cao điểm

23/06/2020
Garment enterprises “ponder” over opportunities from the EVFTA

Doanh nghiệp may “trăn trở” trước cơ hội từ EVFTA

23/06/2020
Why Qatar Airways is investing in RwandAir

Tại Sao Hãng Hàng Không Qatar Đầu Tư Vào RwandAir

23/04/2020
  • Trang chủ
  • Vận tải
  • Ngành
  • Công nghệ
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Email: info@logistician.org

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.